- Cán bộ, công chức, viên chức phấn khởi trước chủ trương cải cách tiền lương
- Công khai danh sách ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư 2023
Việc bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức nhận được nhiều ủng hộ |
Báo cáo về việc thực hiện Nghị quyết 134/2020/QH14, đối với nhiệm vụ về tiêu chuẩn, điều kiện về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ trong tuyển dụng, thi, xét nâng ngạch, thăng hạng viên chức, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, Bộ Nội vụ cho biết, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 89/2021/NĐ-CP.
Theo đó, Nghị định đã bỏ yêu cầu bắt buộc về chứng chỉ đào tạo tin học, ngoại ngữ trong tuyển dụng và thi nâng ngạch, thăng hạng; cắt giảm 150 chứng chỉ (61/64 chứng chỉ bồi dưỡng ngạch công chức và 89/145 chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp viên chức).
Căn cứ quy định tại Nghị định của Chính phủ, Bộ Nội vụ đã có các văn bản đề nghị các bộ quản lý ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khẩn trương xây dựng, ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ, chuyên môn các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành được giao quản lý.
Đến nay, qua theo dõi, tổng hợp đã có 12 thông tư của các bộ, ngành (04 thông tư quy định về tiêu chuẩn ngạch công chức và 08 thông tư về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức) được sửa đổi, bổ sung.
Đề cập đến nội dung bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp, Bộ Nội vụ cho hay, Chính phủ giao cơ quan này xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung quy định tại Nghị định số 115/2020/NĐ-CP và Nghị định số 138/2020/NĐ-CP, trong đó sửa đổi quy định theo hướng: Bỏ quy định thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức (giữ quy định về xét thăng hạng); quy định đối với những vị trí việc làm không yêu cầu ngoại ngữ thì không phải tổ chức thi ngoại ngữ; bỏ quy định thi tin học trong kỳ thi tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng chức danh nghề nghiệp...
Việc bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức (giữ xét thăng hạng) được sự đồng tình, ủng hộ cao của các bộ, ngành, địa phương và đội ngũ viên chức, đặc biệt là viên chức trong ngành giáo dục, y tế.
Các bộ, ngành, địa phương cũng đề xuất quy định bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải được sửa đổi đồng bộ với quy định về xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; cần thống nhất quy định về trình tự, thủ tục xét thăng hạng bảo đảm đơn giản, không quy định trong xét có thi.
Đối với các tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù, để bảo đảm nâng cao chất lượng đội ngũ thì vẫn giao các bộ quản lý chuyên ngành quy định các điều kiện cụ thể.