Cáp hãm đà cho tàu sân bay Trung Quốc có là 'vật trang sức'?

Theo những hình ảnh mới nhất, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đã được trang bị cáp hãm đà. Câu hỏi đặt ra, làm sao Trung Quốc có được loại thiết bị đặc biệt này?
>> Điều khó nói trong thương vụ Su-33 >> 'Cảm biến của J-15 tiên tiến hơn Su-33' >> Nga bất lực với nạn sao chép tiêm kích của Trung Quốc >> Lý do Nga không bán cáp hãm đà cho Trung Quốc

>> Điều khó nói trong thương vụ Su-33
>> 'Cảm biến của J-15 tiên tiến hơn Su-33'
>> Nga bất lực với nạn sao chép tiêm kích của Trung Quốc
>> Lý do Nga không bán cáp hãm đà cho Trung Quốc

(ĐVO) Trên một tàu sân bay, cáp hãm đà có thể coi là loại thiết bị đặc biệt và quan trọng nhất. Nếu không có cáp hãm đà, tàu sân bay sẽ trở thành "đường một chiều" cho tất cả các máy bay, trừ loại có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng như F-35B hoặc AV-8 Harrier.

các tiêm kích trên hạm chắc chắn sẽ không hoạt động được ngoại trừ các tiêm kích có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng như F-35B, AV-8 Harrier hoặc trực thăng.

Đến nay thông tin về cáp hãm đà cho tàu sân bay Liêu Ninh rất mơ hồ và rất khó để kiểm chứng.

Theo một số nguồn tin từ tờ Asahi Shimbun, trong năm 2007, phái đoàn quân sự cấp cao Trung Quốc đã đến Nga để đàm phán mua dây cáp và hệ thống hãm cho tàu sân bay (STOBAR), vốn được trang bị cho tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov.

Vào thời điểm này, Moscow đang “nóng mặt” với vụ Trung Quốc “đi đêm” với Ukraine để mua lại nguyên mẫu T-10K của tiêm kích trên hạm Su-33 và sao chép thành J-15 mà không ngó ngàng gì đến việc đàm phán trở lại hợp đồng mua Su-33 trước đó.

(Asahi Shimbun nhận định: “Nếu Trung Quốc đồng ý mua Su-33 với số lượng như phía Moscow đưa ra chắc chắn Trung Quốc sẽ mua được dây cáp và hệ thống hãm đà cho tàu sân bay”).

Vì vậy, Nga nhất quyết từ chối bán loại thiết bị đặc biệt này cho Trung Quốc, khiến nước này lại cầu viện Ukraine giúp đỡ.

Theo ông Andrew Chang, cộng tác viên cao cấp của Tạp chí quân sự Khán Hòa, trong năm 2007 Trung Quốc đã mua lại từ Ukraine 4 bộ thiết bị hãm đà và dây cáp trước đây được dự định sử dụng cho tàu sân bay Varyag.

Nhưng không may, bộ thiết bị này quá cũ và giảm chất lượng do không được bảo quản đúng cách. (Sau khi Liên Xô tan rã, dự án đóng tàu sân bay Varyag bị hủy bỏ. Ukraine chẳng còn mấy bận tâm đến các thiết bị liên quan đến con tàu “chết” này).

Đối với Ukraine, dây cáp và bộ thiết bị hãm đà cho máy bay này không có nhiều ý nghĩa, thậm chí, họ có nhu cầu thanh lý. Với Trung Quốc bộ thiết bị này sẽ là cơ sở quan trọng cho họ trong việc nghiên cứu các công nghệ liên quan để sản xuất trong nước.

Cũng có một số nguồn tin nói rằng Trung Quốc đã tự sản xuất được dây cáp và hệ thống hãm đà trong nước tuy nhiên khả năng này là rất thấp.

Cáp hãm đà Trung Quốc có là vật trang sức?

Năm 2010, một số hình ảnh đăng trên các trang mạng quốc phòng Trung Quốc cho thấy, có một thiết bị khá lạ được vận chuyển lên tàu sân bay Liêu Ninh, so sánh thiết bị này cho thấy nó gần giống với hệ thống hãm đà được sử dụng trên các tàu sân bay Mỹ.

Thiết bị được cho là bộ phận hãm đà cho dây cáp được lắp đặt trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Thiết bị được cho là bộ phận hãm đà cho dây cáp được lắp đặt trên tàu sân bay Liêu Ninh.

Đến năm 2011, lại xuất hiện một số hình ảnh cho thấy tàu sân bay Liêu Ninh đã được lắp cáp hãm đà. Gần đây, những bức ảnh chụp tàu sân bay này trong lễ bàn giao cho Hải quân Trung Quốc đã làm sáng tỏ câu chuyện cáp hãm đà cho Liêu Ninh.

Công nghệ, kết cấu vật liệu chế tạo dây cáp và hệ thống hãm đà được bảo mật rất chặt chẽ, đây là những công nghệ rất tiên tiến và chắc chắn các quốc gia sở hữu nó không muốn san sẻ. Cận cảnh "cáp hãm đà" trên tàu sân bay Liêu Ninh. Ảnh: Mil.cnr

Công nghệ, kết cấu vật liệu chế tạo dây cáp và hệ thống hãm đà được bảo mật rất chặt chẽ, đây là những công nghệ rất tiên tiến và chắc chắn các quốc gia sở hữu nó không muốn san sẻ. Cận cảnh "cáp hãm đà" trên tàu sân bay Liêu Ninh. Ảnh: Mil.cnr

Thế nhưng, câu hỏi được đặt ra chất lượng của các sợi cáp này ở mức độ nào? Khả năng làm chủ công nghệ chế tạo cáp của Trung Quốc đến đâu?

Việc sử dụng để hãm đà cho các tiêm kích hạ cánh ở tốc độ cao khiến tuổi thọ của dây cáp giảm rất nhanh, nhất là phần dây trên mặt boong được sử dụng để móc trực tiếp vào móc đuôi của các máy bay.

Trên các tàu sân bay Mỹ sau mỗi lần tiêm kích hạ cánh, dây cáp vừa hãm đà cho tiêm kích lập tức được thay thế bằng một dây cáp khác, đoạn dây cáp vừa sử dụng được đưa đi bảo trì.

Các dây cáp sẽ bị loại bỏ hoàn toàn sau khi hàm đã cho tiêm kích hạ cánh đúng 100 lần. Với mỗi tàu sân bay có 4 dây cáp hãm đà cần có ít nhất 10 dây để dự phòng và sẳn sàng thay thế.

Dây cáp hãm đà là loại thiết bị cực kỳ đặc biệt, so với những cáp chịu lực khác sử dụng trong các hệ thống cơ khí. Loại cáp này phải hội đủ rất nhiều yếu tố, độ chịu lực kéo rất cao vừa phải bền bỉ, bởi lực tác động của máy bay mỗi lần hạ cánh là rất lớn, lại diễn ra trong thời gian ngắn, chỉ vài giây (*).

Ngoài ra, bộ thiết bị hãm cũng rất quan trọng. Nó phải vừa nhả dây vừa hãm đà để cho tiêm kích dừng lại ở một khoảng cách đã được lập trình sẵn, chỉ cần một sai sót nhỏ có thể khiến tiêm kích nhào xuống biển hoặc bị xé toạc làm đôi.

Ngoài ra, dù tàu sân bay Liêu Ninh đã được trang bị cáp hãm đà nhưng việc sản xuất các dây cáp dự phòng để thay thế sẽ là một thách thức rất lớn cho công nghiệp quốc phòng Trung Quốc.

Hiện tại, tàu sân bay Liêu Ninh chưa có nhóm tác chiến trên không nên việc sản xuất cáp hãm đà dự phòng chưa phải là vấn đề quá cấp bách, nhưng nếu không làm chủ được công nghệ này việc đưa vào vận hành sẽ là một trở ngại không nhỏ.

Kết luận: Khả năng hoạt động đầy đủ với nhóm tác chiến trên không của tàu sân bay Liêu Ninh là không cao ít nhất là trong vòng vài năm tới, Trung Quốc còn nhiều việc phải làm để đưa vào vận hành nhóm tác chiến trên không trên tàu sân bay một cách đầy đủ.

(*) Thông thường khoảng cách từ khi tiêm kích móc vào dây cáp đến khi dừng hẳn khoảng 100m, tốc độ hạ cánh khoảng 240km/h, thời gian để tiêm kích dừng hẳn khoảng 5-6 giây. J-15 được sao chép từ Su-33 trọng lượng của nó không dưới 30 tấn như vậy như vậy để đảm bảo cả hệ số an toàn, dây cáp phải chịu được lực không nhỏ hơn 140 tấn.

Với những dây cáp hãm đà đã được sản xuất hơn 20 năm không được sử dụng và bảo quản đúng cách liệu nó sẽ chịu được bao nhiêu lần hãm đà cho tiêm kích hạ cánh?

>> Đôi nét về thuyền trưởng tàu sân bay Trung Quốc
>> Chỉ tinh hoa mới được phục vụ tàu sân bay Trung Quốc

>> Nga thua Trung Quốc trong lĩnh vực đóng tàu sân bay?
>> Bốn 'tử huyệt' của tàu sân bay Trung Quốc
>> Hé lộ tổn thất cụm tàu sân bay Mỹ trong chiến tranh Việt Nam
>> Tác động tàu sân bay Trung Quốc tới biển Đông

Quốc Việt (tổng hợp)