Cần xử lý nghiêm việc cản trở nhà báo tác nghiệp

(ANTĐ) - Những vụ việc cản trở, hành hung nhà báo tác nghiệp trong thời gian gần đây đã gây bức xúc trong dư luận. Việc các Nhà báo bị cản trở,  hành hung gây thương tích trong khi tác nghiệp thường xuyên xảy ra đối với các phóng viên.

Cần xử lý nghiêm việc cản trở nhà báo tác nghiệp

(ANTĐ) - Những vụ việc cản trở, hành hung nhà báo tác nghiệp trong thời gian gần đây đã gây bức xúc trong dư luận. Việc các Nhà báo bị cản trở,  hành hung gây thương tích trong khi tác nghiệp thường xuyên xảy ra đối với các phóng viên.

Nhiều phóng viên bày tỏ mối lo ngại khi tác nghiệp hiện nay
Nhiều phóng viên bày tỏ mối lo ngại khi tác nghiệp hiện nay

Theo báo cáo các vụ việc liên quan đến việc bảo vệ quyền hành nghề của Hội viên theo luật Báo chí của Ban kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam cho thấy, từ cuối năm 2006 đến năm 2010, số vụ hành hung, cản trở nhà báo khi tác nghiệp có sự gia tăng.

Chỉ trong vòng 4 năm, đã xảy ra 18 vụ hành hung, tuy nhiên, đến nay mới chỉ có 4 vụ được khởi tố, ngoài ra còn có hàng trăm vụ cản trở khi phóng viên tác nghịêp mà không được xử lý.

 Điển hình là trường hợp của phóng viên Trần Thế Dũng báo Người Lao Động bị hành hung tại tỉnh Lạng Sơn khi đang tác nghiệp về đường buôn lậu gia cầm giáp biên giới. Sau khi bị hành hung, đương sự còn đưa nạn nhân đến đồn Công an rồi mới bỏ đi. Điều này cho thấy,  tính chất thách thức kỷ cương pháp luật, thách thức ý chí chống tiêu cực của nhà báo đang ngày càng rõ nét.

Các chuyên gia, nhà quản lý, luật sư nhấn mạnh: Cần phải có biện pháp cưỡng chế hình sự đối với những vụ việc cản trở, hành hung vô cớ
Các chuyên gia, nhà quản lý, luật sư nhấn mạnh: Cần phải có biện pháp cưỡng chế hình sự đối với những vụ việc cản trở, hành hung vô cớ

Tại  Hội thảo này, đại diện các cơ quan liên quan về công tác quản lý, bảo vệ quyền hạn đối với việc  họat  động báo chí đã đưa ra những hướng giải quyết và cần có những biện pháp hữu hiệu hơn nhằm bảo vệ quyền tác nghiệp của nhà báo họat động trong khuôn khổ của pháp luật quy định.

Ông Nguyễn Văn  Hùng- Phó vụ trưởng Vụ báo chí xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh: “Quan điểm của Đảng về báo chí cách mạng được thể hiện rõ và sâu sắc trong nhiều văn bản, chỉ thị. Đảng quan tâm đến nhà báo ở việc định hướng thông tin, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho các nhà báo trong quá trình tác nghiệp; coi trọng công tác xây dựng đảng trong các cơ quan báo chí”. 

 Còn Tiến sĩ Trần Đình Triển, Trưởng văn phòng luật sự Vì dân- Đoàn luật sư TP Hà Nội nêu rõ: “  Quyền và nghĩa vụ của báo chí và nhà báo cũng đã được thể hiện đầy đủ và  rõ ràng trong Luật Báo chí. “  Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động” (Điều 2 - Luật Báo chí). Nhà báo: “ Được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp. Không ai được đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật”. (Điều 15-Luật Báo chí).

Vụ việc hành hung nhà báo cần được xử lý nghiêm
Vụ việc hành hung nhà báo cần được xử lý nghiêm

 Tuy nhiên, trong thời gian qua hoạt động tác nghiệp của cá nhà  báo chưa thực sự “ thuận buồm xuôi gió” bởi một số cản trở như:  Bị xâm hại về tính mạng, sức khỏe, tinh thần, Đe dọa, ngăn cản, xúc phạm danh dự, Phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu…Vụ việc ngày càng trở nên rõ nét cũng bởi việc xử lý chưa nghiêm.”.  Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà quản lý cho rằng, cần phải thiết lập ngay những cơ chế hữu hiệu, để bảo vệ danh dự, tính mạng của nhà báo, và đặc biệt là bảo vệ quyền được thu thập thông tin, bảo vệ quyền được tác nghiệp của nhà báo một cách cụ thể. Trong đó cần thiết phải sử dụng biện pháp cưỡng chế về hình sự.

Ánh Nguyệt