- Mỹ "đe nẹt" các đồng minh tại Liên Hợp Quốc
- Quân đội Syria tái chiếm được thung lũng Wadi Barada, gần Damascus
- Ông Trump cho Lầu Năm Góc 30 ngày để trình kế hoạch tiêu diệt IS
“Chúng ta phải đối thoại nghiêm túc với chính quyền mới ở Washington nhằm cho họ thấy vấn đề. Khi ông ấy (Trump) ủng hộ Brexit là hình mẫu cho mọi quốc gia và thậm chí còn không tiếp nhận người nhập cư tới Mỹ, thì tôi nghĩ chúng ta cần phải đưa ra phản ứng”, Tổng thống Pháp Francois Hollande nói trong cuộc họp báo tại Lisbon.
Tại Anh, Thủ tướng Theresa May cũng khẳng định rằng, quyết định trên hoàn toàn do chính quyền Mỹ nhưng Anh không đồng tình với cách giải quyết này, đây là vấn đề đang có mặt tại nhiều quốc gia phương Tây và London sẽ cho ra một sắc lệnh mới hợp lí với luật pháp cũng như công dân Anh hơn.

Sắc lệnh mới của ông Trump đã làm dấy lên nhiều sự phản đối
Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel chỉ trích kịch liệt hành động của ông Trump, cho rằng, cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố không nên đưa con người với những nền tảng giống nhau vào chung một sự đánh giá, Berlin cảm thấy rất đáng tiếc về điều này.
Đại diện chính quyền Luxemburg thì cho rằng, hành động của ông Trump đã chia cắt thế giơi Hồi giáo, trong khi, Na Uy nhấn mạnh đến việc tất cả người tị nạn hay nhập cư phải được đối xử công bằng.
Đan Mạch thì cho rằng, sắc lệnh của ông Trump là không khôn ngoan, còn Thụy Điển gọi đây là việc tạo ra sự ngăn cách giữa người với người.
Sắc lệnh trên được ông Trump ban bố vào ngày 27-1, trong đó hạn chế nhập cảnh đối với người dân 7 nước Hồi giáo bao gồm Syria, Iran, Iraq, Sudan, Yemen, Somalia, Libya trong vòng 90 ngày và không chấp nhận người tị nạn trong 120 ngày. Điều này đã dẫn đến tình trạng hàng trăm người nhập cư mắc kẹt tại sân bay, đồng thời làm cộng đồng người Hồi giáo đổ ra đường biểu tình. Tuy nhiên, đến chiều 28-1, một tòa án liên bang Mỹ đã ra lệnh tạm ngừng lập tức sắc lệnh này sau khi Liên minh Dân tộc tự do Mỹ (ACLU) đệ đơn phản đối.