“Brazil sẽ hợp tác với Pháp, nước đã đồng ý chuyển giao công nghệ cho Brazil trong một thỏa thuận năm 2008, chế tạo 5 chiếc tàu ngầm, trong đó có một tàu ngầm năng lượng hạt nhân”, bà Rousseff cho biết và tuyên bố rằng Brazil sẽ gia nhập "câu lạc bộ các nước sở hữu tàu ngầm hạt nhân, gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc".
Tổng thống Rousseff nhấn mạnh rằng Brazil cam kết theo đuổi hòa bình nhưng cũng cần có lực lượng răn đe phòng thủ, chiếc tàu ngầm hạt nhân này sẽ không được sử dụng cho mục đích gây chiến.
Brazil sẽ gia nhập "câu lạc bộ tàu ngầm hạt nhân, gồm: Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc".
Với số vốn đầu tư 7,8 tỷ rê-an (tương đương khoảng 3,9 tỷ USD), nhà máy hải quân này, còn được gọi là Nhà máy xây dựng kết cấu kim loại, được thiết kế để trở thành một phần của một căn cứ hải quân và xưởng đóng tàu ở thành phố Itaguai.
Theo Bộ Quốc phòng nước này, sau khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ tạo ra 9.000 việc làm trực tiếp và 32.000 việc làm gián tiếp.
Nữ Tổng thống Brazil Dilma Rousseff
Hiện tại, Brazil đã có công nghệ làm giàu uranium cần thiết để sản xuất nhiên liệu hạt nhân và sẽ sử dụng loại nhiên liệu này để cung cấp năng lượng cho chiếc tàu ngầm này.
Theo kế hoạch, Pháp sẽ cung cấp cho Brazil 4 chiếc tàu ngầm thông thường lớp Scorpene và giúp phát triển các bộ phận phi hạt nhân cho chiếc tàu ngầm tấn công hạt nhân đầu tiên của quốc gia Nam Mỹ này. Dự kiến, chiếc tàu ngầm đầu tiên sẽ được biên chế hoạt động vào năm 2017 và chiếc tàu ngầm hạt nhân sẽ hoàn thành lắp ráp vào năm 2023.