Bế tắc việc thi hành án - do đâu?

(ANTĐ) - Lao đao vì theo kiện (suốt từ năm 1998 đến năm 2008), chỉ đến khi có quyết định của bản án phúc thẩm của TAND Tối cao, chị Nguyễn Thị Vân (thôn Lũng Kênh, xã Đức Giang, huyện Hoài Đức, Hà Nội) mới tìm thấy sự công bằng. Tuy nhiên vụ việc lại bị “giẫm chân” ở khâu thi hành án đến nay vẫn chưa đi vào hồi kết…

Bế tắc việc thi hành án - do đâu?

(ANTĐ) - Lao đao vì theo kiện (suốt từ năm 1998 đến năm 2008), chỉ đến khi có quyết định của bản án phúc thẩm của TAND Tối cao, chị Nguyễn Thị Vân (thôn Lũng Kênh, xã Đức Giang, huyện Hoài Đức, Hà Nội) mới tìm thấy sự công bằng. Tuy nhiên vụ việc lại bị “giẫm chân” ở khâu thi hành án đến nay vẫn chưa đi vào hồi kết…

Diện tích đất kéo dài ra phía sau được tòa tuyên thuộc về chị Vân nhưng vẫn chưa được THA

Diện tích đất kéo dài ra phía sau được tòa tuyên thuộc về chị Vân nhưng vẫn chưa được THA

Rắc rối khi gia đình tan vỡ

Năm 1987, chị Nguyễn Thị Vân (SN 1963) kết hôn với anh Lê Thiện Điệp (SN 1964 - đều trú tại thôn Lũng Kênh, xã Đức Giang) và sinh được hai người con gái. Sau đó, giữa họ thường xảy ra mâu thuẫn. Năm 1998, chị Vân buộc phải làm đơn xin ly hôn. Chấp nhận đơn thuận tình ly hôn của anh chị, TAND huyện Hoài Đức đưa vụ án dân sự ra xét xử.

Theo nhận định của HĐXX: Năm 1988, vợ chồng chị Vân thuê ô đất dịch vụ số 6 (diện tích 60m2, tại thôn Lũng Kênh, xã Đức Giang, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ với thời hạn 10 năm) đứng tên anh Điệp. Sau khi thuê đất, vợ chồng chị đã tôn tạo, đầu tư xây được 2 gian nhà mái bằng. Cũng trong thời gian đó, họ đã tôn tạo và cơi nới thêm diện tích đất (lên tổng số 180m2), xây dựng một số công trình phụ khác liền kề có sự đóng góp công sức và tiền của ông, bà Đỗ Thiện Vĩnh (bố mẹ chồng chị Vân) và anh Lê Thiện Quang (em trai anh Điệp).

Về phần dân sự, HĐXX đã quyết định tuyên chia ½ tài sản và đất hiện có giao cho chị Vân, ½ tài sản còn lại giao cho anh Điệp và những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, sau đó anh Điệp đã có đơn xin được đoàn tụ và được TAND huyện Hoài Đức chấp thuận.

Tưởng chừng hạnh phúc gia đình sẽ được hàn gắn, nhưng chuyện “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” tái diễn. Hai vợ chồng chị Vân và những người liên quan tiếp tục cùng nhau ra tòa. Hết sơ thẩm đến phúc thẩm, mỗi bản án có một quyết định khác nhau.

Cực chẳng đã, để có chỗ nương thân, chị Vân tạm bằng lòng với phán quyết ghi trong Bản án số 03/DSST ngày 31-10-2007, của TAND tỉnh Hà Tây tuyên: “Chị chỉ được sở hữu 1 gian nhà nhỏ và 1 gác xép…” với diện tích chưa đầy 25m2.  

Cần giải quyết dứt điểm

Bản án có hiệu lực, cơ quan Thi hành án dân sự (THA) huyện Hoài Đức đã tiến hành cưỡng chế thi hành và bàn giao tài sản cho các bên quản lý. Thấy sự việc chưa thỏa đáng, chị Vân tiếp tục làm đơn gửi đến cơ quan có thẩm quyền mong tìm sự công bằng. Qua 6 phiên tòa từ cấp sơ thẩm đến phúc thẩm, cuối cùng bản án Dân sự phúc thẩm số 62/2008/DSPT ngày 13-3-2008 của Tòa phúc thẩm tại Hà Nội (TAND Tối cao) gần đây nhất mới thực sự làm chị thấy quyền lợi của mình đã được pháp luật bảo vệ.

Theo đó, HĐXX tuyên: Giao anh Lê Thiện Điệp, vợ chồng bà Vĩnh, anh Quang quản lý và sử dụng ½ nhà làm trên diện tích dịch vụ. Đồng thời, giao chị Nguyễn Thị Vân sở hữu  ½ nhà còn lại... Bức tường ngăn giữa hai bên là tường chung, nếu bên nào sửa chữa hoặc xây mới phải để lại cho bên kia…

Thế nhưng, từ khi bản án có hiệu lực đến nay, việc THA vẫn bị “giẫm chân tại chỗ”. Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Quang Cử - Trưởng THA Dân sự Hoài Đức cho rằng, Bản án 62/2008/DSPT của TAND Tối cao tuyên không rõ ràng và có nhiều mâu thuẫn. Hiện THA Hoài Đức cũng đang báo cáo Cục THA Hà Nội xin hướng giải quyết. Đồng thời, Chi cục THA Hoài Đức cũng có văn bản gửi đến Tòa án nhân dân Tối cao đề nghị giải thích rõ.

Ông Chu Đắc Hùng - Chấp hành viên (THA Hoài Đức) cho hay: “Vụ việc này tôi cũng mới được bàn giao tiếp nhận hồ sơ. Tuy nhiên theo tôi được biết, năm 1999, sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, THA Hoài Đức đã tiến hành cưỡng chế bàn giao tài sản cho các bên. Không hiểu sao sau đó chị Vân lại làm đơn khiếu nại và TAND Tối cao đã kháng nghị rồi sau đó đưa ra xét xử.

Bên cạnh đó, trước khi xét xử, cán bộ tòa án không vào quan sát được thực địa nên khi đưa ra quyết định không chính xác. Được biết những thắc mắc và khó khăn mà THA Hoài Đức đưa ra, ngày 21-7-2009, TAND Tối cao đã có văn bản số 1466-CV/PT khẳng định: Nội dung HĐXX-TAND Tối cao tuyên tại Bản án số 62/2008 ngày 13-3-2008 là hoàn toàn có sơ sở, đúng theo quy định của pháp luật.

Thanh Quang