- Mỹ công bố tên lửa đẩy mới thay thế RD-180 của Nga
- Mỹ phóng vệ tinh an ninh lớn nhất bằng động cơ tên lửa Nga
- Lầu Năm Góc đề nghị nới lỏng trừng phạt Nga
Theo đó, trong năm nay, Nga sẽ phóng một tên lửa Proton-M sử dụng động cơ đẩy Briz-M mang theo vệ tinh viễn thông Intelsat DLA-2, hay còn gọi là Intelsat 31, của Mỹ lên quỹ đạo từ trung tâm phóng vệ tinh Baikonur ở Kazakhstan.
Intelsat 31/DLA-2, một vệ tinh dài 6m, năng lượng cao, hiện đại, sẽ cung cấp dịch vụ truyền hình DTH tại châu Mỹ Latinh. Hệ thống vệ tinh này được chế tạo cho Intelsat. Tập đoàn này sẽ trực tiếp vận hành vệ tinh và cho DIRECTV, nhà cung cấp dịch vụ truyền hình kỹ thuật số DTH hàng đầu tại Mỹ Latinh, thuê phần lớn dung lượng của vệ tinh.

Tên lửa Proton-M được trang bị động cơ đẩy Briz-M của Nga
Năm 2012, Tập đoàn Khrunichev của Nga đã ký một hợp đồng với Công ty phóng vệ tinh quốc tế của Mỹ về việc phóng các vệ tinh viễn thông cho Intelsat lên quỹ đạo.
Đây sẽ là vụ phóng vệ tinh bằng tên lửa đẩy Proton thứ 11 cho Intelsat và là vụ phóng vệ tinh thứ 5 cung cấp dịch vụ cho nhà cung cấp dịch vụ truyền hình DIRECTV.
“Vụ phóng vệ tinh sử dụng phương tiện phóng của Nga này sẽ giúp cải thiện hơn nữa vị thế của Liên bang Nga trên thị trường dịch vụ vũ trụ quốc tế, mở rộng hợp tác trong các hoạt động vũ trụ…”, chính phủ Nga cho biết trên trang website.
Kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine khiến căng thẳng giữa Washington và Moscow gia tăng, hai nước đã áp đặt nhiều lệnh trừng phạt đáp trả nhau và cắt đứt hầu hết các hoạt động hợp tác. Tuy nhiên, hợp tác trong lĩnh vực khai thác vũ trụ vẫn tiếp tục được duy trì vì lợi ích riêng của mỗi nước.