- Chứng minh nhân dân có còn hiệu lực khi đã định cư ở nước ngoài?
- Pháp luật không cho phép cha mẹ được chấm dứt quan hệ với con
- Trình tự xét nghiệm ADN giữa cha và con theo đúng quy định pháp luật
![]() |
Luật sư Lê Hồng Vân trả lời:
Theo Khoản 3, Điều 21, Nghị định 05/2015/NĐ-CP, tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động được quy định bằng tiền đồng Việt Nam, trừ trường hợp trả lương, phụ cấp lương cho người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối.
Song theo khoản 14, Điều 4, Thông tư 32/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, người cư trú, người không cư trú là tổ chức được thỏa thuận và trả lương, thưởng, phụ cấp trong hợp đồng lao động bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt cho người không cư trú và người cư trú là người nước ngoài làm việc cho chính tổ chức đó. Như vậy, công ty bạn được phép trả lương cho lao động nước ngoài bằng ngoại tệ.
Về việc đóng bảo hiểm, theo Điều 26, Nghị định 115/2015/NĐ-CP về bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định chuyển đổi tiền lương bằng ngoại tệ sang đồng Việt Nam để đóng bảo hiểm xã hội, người lao động có tiền lương ghi trong hợp đồng lao động bằng ngoại tệ thì việc đóng bảo hiểm xã hội và ghi sổ bảo hiểm xã hội được thực hiện như sau: Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng đồng Việt Nam trên cơ sở tiền lương bằng ngoại tệ được chuyển đổi bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố… Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội ghi trong sổ bảo hiểm xã hội là tiền lương bằng đồng Việt Nam được tính theo quy định tại khoản 1 Điều này. Như vậy, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của công ty bạn sẽ được quy đổi bằng đồng Việt Nam.