- Công an huyện Gia Lâm phát huy sức mạnh tổng hợp đảm bảo an ninh trật tự
- Phát huy sức mạnh "quả đấm thép", đập tan các băng, ổ nhóm tội phạm hình sự
- Các tài năng kịch nói Nhà hát Tuổi trẻ "trình làng"
Đại tá Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc CATP Hà Nội phát biểu tham luận tại hội nghị trực tuyến về tổng kết dự án 4 giai đoạn 2018-2020 và triển khai kế hoạch phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em |
Thủ đoạn tội phạm lợi dụng mạng xã hội xâm hại trẻ em
Với kinh nghiệm xử lý nhiều vụ án xuất phát từ việc lợi dụng mạng xã hội gây ra hậu quả nghiêm trọng với trẻ em, Đại tá Nguyễn Thanh Tùng phân tích: “Nhắn tin làm quen qua mạng xã hội facebook, zalo rồi ép buộc, dụ dỗ trẻ gửi hình ảnh, video clip cơ thể nhạy cảm. Khi nhận được những bức ảnh, video này, đối tượng tiếp tục đe dọa, khống chế, yêu cầu gửi thêm hình ảnh, video khác... trẻ em vô tình trở thành nạn nhân từ sự lợi dụng của kẻ xấu”.
Điển hình tháng 6-2020, Cơ quan CSĐT - CAH Gia Lâm khởi tố vụ án, khởi tố bị can Ngô Gia Nghĩa về tội làm nhục người khác. Đối tượng Nghĩa liên lạc qua điện thoại, yêu cầu cháu Nguyễn Vũ A.T (SN 2007) quay clip, hình ảnh gợi cảm rồi gửi cho Nghĩa nếu không sẽ ghép ảnh cháu T vào ảnh khỏa thân, phát tán lên mạng. Do lo sợ, cháu T thực hiện theo và gửi cho Nghĩa qua tài khoản zalo các clip, hình ảnh nhạy cảm.
Nghĩa yêu cầu cháu T gửi thêm nhưng cháu T không đồng ý nên Nghĩa đã đăng clip, ảnh nhạy cảm của cháu T lên mạng xã hội.
Đó là một trong hàng nghìn hệ lụy bởi mạng xã hội được sử dụng khi sự kiểm soát chưa chặt chẽ, đặc biệt nạn nhân là trẻ em sự trải nghiệm và hiểu biết chưa có nên đã dẫn đến hậu quả tiêu cực.
Ngoài sự tác động xấu đến với trẻ từ những ép buộc của đối tượng lợi dụng thì hiện nay nhiều app ứng dụng, trò chơi game online đăng tải miễn phí trên mạng Inetrnet, mạng xã hội cũng thu hút trẻ em đăng nhập sử dụng. Quá trình này không chỉ bị lộ lọt do kẻ xấu yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân mà còn kèm theo nhiều hình ảnh, link đến trang web chứa nội dung, hình ảnh nhạy cảm. Và rồi các đối tượng làm quen, gạ gẫm trẻ em quan hệ tình dục, chat sex, kéo các em vào lối sống sai lệch chuẩn mực, thuần phong mỹ tục…
Tinh vi hơn, các đối tượng lợi dụng mạng xã hội facebook mở nhiều hội nhóm hiếm muộn, nhận con nuôi, mang thai hộ để môi giới, tìm những người có nhu cầu mua, bán trẻ em nhất là trẻ sơ sinh; thỏa thuận giá cả nhằm hưởng lợi.
Điển hình ngày 4-10- 2020, Lê Trần Văn Đạt bế 1 cháu bé đến Sân bay quốc tế Nội Bài làm thủ tục đến TP HCM thì bị bắt giữ.
Cơ quan CSĐT - CAH Sóc Sơn khởi tố vụ án, khởi tố 4 bị can về hành vi mua bán người dưới 16 tuổi. Thủ đoạn của đối tượng là tham gia hội nhóm “cho và nhận con nuôi” trên mạng xã hội faxebook để môi giới cho và nhận 2 cháu bé gái sơ sinh sau đó thuê Đạt và Liễu chuyển cháu bé đến địa điểm do các đối tượng thỏa thuận từ trước.
Đồng bộ các biện pháp đấu tranh, phòng chống tội phạm
Đại tá Nguyễn Thanh Tùng phân tích: “Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hậu quả trẻ em trở thành nạn nhân của tội phạm trên mạng xã hội, song một số nguyên nhân cụ thể như do ảnh hưởng tiêu cực từ nền kinh tế thị trường, do công tác quản lý các trang mạng xã hội chưa chặt chẽ dẫn đến ảnh hưởng từ văn hóa phẩm độc hại từ các trang mạng xã hội. Nhiều phụ huynh không có thời gian quan tâm đến con cái nên chưa nắm bắt được những thay đổi về tâm sinh lý của trẻ em. Công tác tuyên truyền, phối hợp quản lý, giáo dục trẻ em giữa các tổ chức xã hội với nhà trường, gia đình chưa đạt hiệu quả cao nhất là công tác tuyên truyền giúp trẻ em nhận diện được nguy cơ và cách phòng tránh đối với các hành vi xâm hại qua mạng chưa được quan tâm đúng mức”.
Phân tích về hành vi dẫn đến việc tội phạm hiếp dâm người dưới 16 tuổi, giao cấu với người dưới 16 tuổi tăng, đồng chí Phó Giám đốc nêu rõ: “Nhiều vụ xuất phát từ đối tượng và các em có quen biết qua mạng xã hội facebook, nảy sinh tình cảm, tự nguyện quan hệ tình dục và đã quan hệ tình dục nhiều lần gia đình mới phát hiện, trình báo với cơ quan chức năng. Hoặc tội phạm mua bán người dưới 16 tuổi một phần do tình trạng vô sinh, hiếm muộn ngày càng phổ biến, nhiều gia đình có nhu cầu nhận con nuôi; đặc biệt trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều hội nhóm môi giới nuôi nhận con nuôi, việc trao đổi, giao dịch dễ dàng, chuyển tiền qua tài khoản nên rất khó khăn trong công tác phòng ngừa, ngăn chặn”.
Trước tình hình đó, CATP Hà Nội đã chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng ngừa, đấu tranh tội phạm xâm hại trẻ em trên mạng xã hội. Trong đó, ban hành nhiều văn bản triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thành ủy, UBND Thành phố và Bộ Công an; lồng ghép với các chuyên đề, kế hoạch chuyên sâu về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm của Công an Thành phố.
CATP Hà Nội đã chủ động tham mưu với UBND Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Dự án 4 “Đấu tranh phòng, ngừa tội phạm xâm hại trẻ em, người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phòng, chống bạo lực gia đình, mua bán người”; Kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2020 - 2025; Kế hoạch thực hiện Tháng hành động vì trẻ em...
Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ và phòng ngừa xã hội; tăng cường công tác nắm tình hình, theo dõi các trang mạng xã hội có nội dung tuyên truyền, kích động, cổ súy bạo lực, dâm ô, đồi trụy, trái đạo đức, thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật; các hội nhóm lợi dụng mạng xã hội facebook để môi giới, mua bán nội tạng, con nuôi, mang thai hộ... kịp thời thu thập, phân tích dữ liệu, chứng cứ phục vụ điều tra, xử lý.
Phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân các cấp khẩn trương thống nhất quan điểm, đường lối xử lý các vụ án, không để vụ việc tôn đọng, kéo dài, dẫn đến khiếu kiện, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
CATP đã duy trì đường dây nóng của Công an cấp xã, huyện và fanpage “Công an thành phố Hà Nội” để tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm từ người dân.