Bán thiết bị cờ bạc bịp chuyển nghề lừa đảo

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN -  Do việc bán thiết bị cờ bạc bịp bị “chậm”, Phùng Quang Thắng đã nghĩ ra chiêu trò lừa đảo bằng cách rao bán phần mềm theo dõi, giám sát, định vị Zalo, Facebook, viber, Line, Telegram... trên điện thoại di động.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an an quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã kết thúc giai đoạn điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt đoạt tài sản thông qua thủ đoạn rao bán phần mềm theo dõi, giám sát, định vị Zalo, Facebook, viber, Line, Telegram... trên điện thoại di động.

Trước đó, vào tháng 7-2022, Công an quận Nam Từ Liêm tiếp nhận trình báo của 5 bị hại bị nhóm đối tượng ở một chung cư mini trên đường đường Mỹ Đình, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức lừa rao bán các thiết bị điện tử và các phần mềm, thiết bị phần mềm theo dõi, giám sát, định vị Zalo, Facebook, Viber, LINE, Telegram… Sau khi mua phần mềm, thực chất thiết bị điện tử nói trên, các bị hại phát hiện là giả vì không sử dụng được. Tổng số tiền mà 5 bị hại bị nhóm đối tượng này chiếm đoạt là hơn 21 triệu đồng.

Các đối tượng Trần Văn Tú, Phạm Minh Hiếu, Chu Thái Bảo

Các đối tượng Trần Văn Tú, Phạm Minh Hiếu, Chu Thái Bảo

Ngay sau khi nhận đơn trình báo Đội CSHS tiến hành xác minh và triệu tập các đối tượng Trần Văn Tú (SN 1996) trú tại phường Hội Hợp, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc; Phạm Minh Hiếu (SN 2001) và Chu Thái Bảo (SN 2000) cùng trú tại xã Duy Phiên, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc đang sinh sống tại căn hộ chung cư mini trên, đưa về trụ sở cơ quan Công an để làm rõ.

Quá trình điều tra xác định, khoảng cuối tháng 6-2022, qua quen biết xã hội, Trần Văn Tú, Phạm Minh Hiếu, Chu Thái Bảo được Phùng Quang Thắng (SN 1993) trú tại phường Hội Hợp, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc thuê đến làm việc để giúp Thắng bán các thiết bị đánh cờ bạc “bịp”.

Thắng thuê trọ cho cả 3 người tại căn hộ chung cư mini trên đường Mỹ Đình, bao ăn ở và trả lương. Do việc bán các thiết bị cờ bạc “bịp” không được nhiều nên Thắng có bảo với Tú, Hiếu, Bảo bán ứng dụng, phần mềm theo dõi, giám sát, định vị Zalo, Facebook, Viber, LINE, Telegram… trên điện thoại di động.

Bản thân các đối tượng đều biết ứng dụng phần mềm theo dõi, định vị này là giả, không hề có tính năng theo dõi, định vị như quảng cáo. Nhóm của Thắng, Tú, Hiếu, Bảo bắt đầu bán ứng dụng theo dõi trên từ ngày 21-7.

Thắng tự nhận mình sẽ phụ trách việc rao bán, quảng cáo về ứng dụng qua các trang trên facebook. Khi có khách thì Thắng sẽ gửi số điện thoại của khách cho Bảo. Bảo liên hệ và đưa khách về nhà trọ và Hiếu xuống đón khách lên phòng để Tú trực tiếp giới thiệu và sản phẩm.

Nhóm đối tượng thống nhất đưa giá cài đặt ứng dụng trên điện thoại là 1,2 triệu đồng. Sau khi cài đặt, khách phải mua 1 trong 3 gói để sử dụng tính năng phần mềm. Theo đó, gói cơ bản giá 2 triệu đồng sử dụng được tính năng trên các ứng dụng Zalo, Facebook, Messenger, Telegram, định vị GPS; gói VIP giá 3,5 triệu đồng sử dụng được tính năng trên các ứng dụng Zalo, Facebook, ghi âm cuộc gọi, Viber, khôi phục tin nhắn đã xóa; gói đặc biệt giá 5 triệu đồng sử dụng được tính năng trên các ứng dụng Zalo, Facebook, tin nhắn SMS, kiểm soát cuộc gọi, ghi âm cuộc gọi, định vị GPS, khôi phục tin nhắn, Telegram… Thực chất thì ứng dụng này không thể sử dụng được và hoàn toàn không có những tính năng trên.

Khách có thể thanh toán bằng cách trả tiền mặt hoặc chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng. Từ ngày 21-7 đến khi bị bắt, với thủ đoạn trên, nhóm Thắng, Tú, Bảo, Hiếu đã bán được ứng dụng trên cho khoảng hơn 10 khách.

Để đảm bảo quyền lợi người liên quan, Cơ quan CSĐT - CAQ Nam Từ Liêm thông báo còn ai là bị hại của nhóm Thắng, Tú, Bảo, Hiếu đề nghị liên hệ Đội CSHS - CAQ Nam Từ Liêm gặp điều tra viên Nguyễn Phong Châu để trình báo.