Bản lĩnh sống chung với đại dịch để doanh nghiệp không bị 'knock-out', giảm gánh nặng xã hội

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Tối muộn 12-9, chương trình talkshow GIVERS Café với chủ đề “Doanh nghiệp và bản lĩnh thích nghi cùng đại dịch” đã được tổ chức online với sự tham gia của hơn 200 doanh nghiệp. Cùng với các diễn giả, bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã chia sẻ những giải pháp để doanh nghiệp không bị 'knock-out', tồn tại vì chính mình và cho cả xã hội…
Hơn 200 doanh nghiệp đã nghe bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát chia sẻ về bản lĩnh để chung sống với đại dịch

Hơn 200 doanh nghiệp đã nghe bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát chia sẻ về bản lĩnh để chung sống với đại dịch

Hướng đi nào cho doanh nghiệp trong đại dịch?

Các doanh nghiệp tham gia chương trình chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ - đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch. Những chia sẻ của họ là câu chuyện chung của doanh nghiệp hiện nay.

Ông Tài, chủ một doanh nghiệp kinh doanh thiết bị âm thanh cho biết thường thực hiện các dự án cho các quán karaoke. Doanh nghiệp của ông rất khó khăn khi hoạt động karaoke phải dừng hoạt động để phòng dịch. Ông Tài tạm chuyển hướng sang kinh doanh loa nhỏ phục vụ việc tập thể dục và mic thu âm trực tuyến…

Một doanh nghiệp logistic ở Hà Nội thì chia sẻ khó khăn về hàng hóa xuất nhập khẩu bị hạn chế ở đường thủy, hàng không… phải chuyển dịch sang đường bộ để thích nghi và việc vất vả đảm bảo an toàn cho nhân viên hiện trường…

Ông Nguyễn Thanh Dân chủ doanh nghiệp nội thất ô tô cho biết, đã phải cho nhân viên tạm nghỉ, hỗ trợ lương và chưa thể có phương án nào để thích nghi trong hoàn cảnh này.

Trong bộn bề khó khăn, cũng có doanh nghiệp tận dụng được lợi thế. Từ Hà Nội, ông Tuấn, Giám đốc doanh nghiệp Laptop Tín Phát cho biết, ngành này đang tăng trưởng nóng đến 1.000%.

Khách hàng phía Nam gọi liên tục nhưng không thể chuyển hàng được. Mỗi tháng Tín Phát chỉ cung cấp được hơn 1.000 sản phẩm, rất nhỏ so với nhu cầu thị trường…

Hàng loạt các câu hỏi đã được gửi đến bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát về việc làm sao để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có năng lực có thể tiếp cận, tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp lớn như Tân Hiệp Phát hay việc bán hàng online thì lựa chọn kênh nào để hiệu quả?

Hàng loạt các câu hỏi đã được gửi đến bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát trong chương trình talkshow GIVERS Café trực tuyến “Doanh nghiệp và bản lĩnh thích nghi cùng đại dịch”

Hàng loạt các câu hỏi đã được gửi đến bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát trong chương trình talkshow GIVERS Café trực tuyến “Doanh nghiệp và bản lĩnh thích nghi cùng đại dịch”

Bà Trần Uyên Phương cho biết, quy trình của các doanh nghiệp lớn như Tân Hiệp Phát đều có điểm chung là phải đánh giá nhà cung cấp như: cung cấp được bao nhiêu, chất lượng đảm bảo cụ thể ra sao.

Ngoài ra, yếu tố khó đánh giá là: uy tín của doanh nghiệp nhất là trong lúc khó khăn thì có sẵn sàng chịu thiệt hại vì lợi ích chung không. Riêng Tân Hiệp Phát thì tất cả phải đấu thầu để đảm bảo công bằng.

“Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có quan điểm không thể tham gia với các doanh nghiệp lớn. Đây là quan điểm sai lầm. Chúng tôi luôn tìm và trao cơ hội cho các giải pháp mới để có yếu tố mới, chẳng hạn như giá thành tốt hơn, chất lượng tốt hơn. Không có chuyện doanh nghiệp muốn tồn tại phát triển mà không tìm tòi cái mới”.

Nữ doanh nhân nêu vấn đề: “Việc chuyển đổi kinh doanh thế nào, có chờ hết dịch hay không?” và cho biết đây là những tình huống giả định mà doanh nghiệp nào cũng phải tính đến và đều liên quan đến chi phí.

Thời điểm nào gọi là hết dịch theo định nghĩa của từng doanh nghiệp khác nhau? Cơ hội trong nguy cơ là có, vậy phải khai thác thế nào để doanh nghiệp tồn tại được?

“Các anh chị có phương tiện vận chuyển sang tỉnh thành khác khác chưa, có khách hàng chưa, nếu có rồi tại sao chưa làm, tại sao phải chờ. Chỗ nào có thể khai thác được cơ hội là thế mạnh của mình thì làm ngay. Thay vì trả lời câu hỏi 'cơ hội nào khi hết dịch?' thì cần trả lời làm sao bản lĩnh sống chung với dịch”, bà Uyên Phương nói.

Việc thực hiện mô hình 3 tại chỗ tại Tập đoàn Tân Hiệp Phát được thực hiện với yếu tố kỷ luật được đề cao

Việc thực hiện mô hình 3 tại chỗ tại Tập đoàn Tân Hiệp Phát được thực hiện với yếu tố kỷ luật được đề cao

Kỷ luật là yếu tố then chốt để an toàn

Từ những khó khăn chung của các doanh nghiệp, bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát chia sẻ: “Bản lĩnh chung sống cùng đại dịch” mà toàn bộ cán bộ nhân viên của Tân Hiệp Phát, từ người đứng đầu đến mọi lao động trong doanh nghiệp đều đã nắm rõ. Nội dung này được nhiều doanh nghiệp tâm đắc và cho rằng đây là “kim chỉ nam” rất cần cho doanh nghiệp…

Bà Phương nhớ lại: “Giữa tháng 8, Tân Hiệp Phát cũng như các doanh nghiệp khác đều băn khoăn việc dừng hay tiếp tục thực hiện “3 tại chỗ”. Sau khi Nhà nước đề nghị tiếp thực hiện mô hình này, Tân Hiệp phát rất cần 1 thông điệp để toàn công ty đồng lòng, cùng chung trách nhiệm với cả xã hội.

Từ đó, Nguyên tắc đầu tiên được đặt ra là “Tồn tại là chiến thắng”. Cần tìm cách không để gục ngã, cần giải pháp để không bị 'knock-out'.

Nguyên tắc thứ hai là: “Tồn tại không vì mình mà còn vì cộng đồng”, để đảm bảo an toàn kiểm soát dịch bệnh ở mức tối đa, tìm mọi cách để duy trì chuỗi sản xuất cung ứng.

Nếu tồn tại không an toàn sẽ thành gánh nặng cho xã hội, chỉ an toàn mới đóng góp được cho xã hội. Tân Hiệp Pháp tồn tại thì những đối tác, người lao động mới tồn tại, gia đình họ mới được chăm lo; đời sống người dân được đảm bảo, đỡ mỗi lo cho Nhà nước.

Nguyên tắc thứ ba được nêu rõ: “Phân bổ thiệt hại, chấp nhận hy sinh lợi ích trước mắt để bảo vệ người lao động và chuỗi sản xuất cung ứng, bảo vệ các chủ thể liên quan”.

Bà Phương chia sẻ: “Mỗi ngày chúng tôi đều sống trong sự lo lắng. Lo lắng không phải để dừng lại, mà trong đó phải có bản lĩnh, quyết liệt, đòi hỏi sự nỗ lực chung tay của toàn bộ cán bộ, công nhân viên… Cho đến ngày hôm nay, yếu tố kỷ luật rất quan trọng để duy trì 3 tại chỗ”.

Nguyên tắc thứ tư mà Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát chia sẻ là: “Chuẩn bị phương án hành động mới trong những tình huống mới, kể cả tình huống xấu hơn.

Để không bị động, chúng tôi sẵn sàng các kịch bản, có phương án ứng xử, giữ vững giá trị cốt lõi: sáng tạo, hôm nay làm tốt hơn hôm qua nhưng không bằng ngày mai.

Chúng tôi liên tục đưa ra các giải pháp để hôm nay làm được 1, ngày mai phải làm được 1.1, ngày kia phải đạt 1.2”.

Bà Phương tâm sự: “Ngày 19-7, chúng tôi lúng túng trong việc duy trì hoạt động sản xuất khi bắt đầu “3 tại chỗ”. Phải lo ăn ở cho hơn 1.000 người tại công ty làm sao phải đảm bảo dinh dưỡng, đúng giờ. Từng khâu từng việc được cải tiến từng ngày, tổ chức cả bếp ăn tại cơ sở và đảm bảo “5k”. Từng việc nhỏ như đưa cơm, canh thế nào, dùng băng tải ra sao để giữ khoảng cách… Phải thực sự tìm tòi để để sống chung với dịch bệnh”.

Nguyên tắc thứ năm được đưa ra là: “Xây dựng trạng thái tinh thần mới cho người Tân Hiệp Phát vượt qua khó khăn”. Bà Phương cho biết, tình trạng stress đã bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều trong môi trường chống dịch kéo dài. Việc này sẽ ảnh hưởng đến các quyết sách.

Giải pháp được thực hiện ngay là tổ chức các hoạt động giải trí, chăm lo đời sống, tinh thần của người lao động.

“Chúng tôi kêu gọi người sản xuất tham gia bếp ăn để biết được họ được chăm lo thế nào, cần thiết phải có kỷ luật ra sao. Lúc đầu cũng có phản ứng nhưng sau thì ai cũng hiểu rõ và giữ kỷ luật tốt.

Chúng tôi cũng mua và cung cấp luôn đồ dùng cá nhân. Các giải pháp được giải thích tận cùng đến từng người lao động nên có sự đồng thuận, thống nhất cao”…

Các giải pháp được giải thích tận cùng đến từng người lao động nên có sự đồng thuận, thống nhất cao”…

Doanh nhân TRẦN UYÊN PHƯƠNG

“Người lãnh đạo phải luôn xuất hiện, giám đốc các khối đến phòng ban đều 3 tại chỗ từ bữa ăn cùng công nhân. “Đại gia đình không phải cào bằng như nhau, không phải xuề xòa mà phải cùng nắm tay nhau vượt qua khó khăn trong đại dịch”, bà Phương nói.

Video: "Cuộc chiến bảo vệ vùng xanh Tân Hiệp Phát"