- Việt Nam vươn lên trở thành một trong những quốc gia thành công nhất về kinh tế ở châu Á
- Lập kỳ tích để thế nước sang trang
- Anh chính thức "chia tay" Liên minh châu Âu
Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Anh Liz Truss sáng 1-2 sẽ đặt vấn đề với các bộ trưởng ở Nhật Bản và New Zealand về việc tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Các cuộc đàm phán chính thức sẽ bắt đầu vào năm 2021.
Thông báo được đưa ra khi Vương quốc Anh kỷ niệm 1 năm rời EU và trở thành một quốc gia thương mại độc lập. Việc tham gia CPTPP sẽ giúp Vương quốc Anh tiếp cận sâu hơn với các thị trường đang phát triển nhanh và các nền kinh tế lớn, bao gồm Mexico, Malaysia và Việt Nam, vì lợi ích kinh doanh của Vương quốc Anh.
Bộ trưởng Thương mại Quốc tế của Anh Liz Truss cho biết, tham gia CPTPP sẽ mang lại “cơ hội to lớn” cho Vương quốc Anh |
Năm 2020, thương mại của Vương quốc Anh với khối này trị giá 111 tỷ bảng Anh, tăng 8%/năm kể từ năm 2016. Quan hệ đối tác trị giá 9 nghìn tỷ bảng Anh này sẽ tạo cơ hội mới cho các ngành công nghiệp của Anh như thực phẩm, đồ uống, ô tô, công nghệ bằng việc xóa bỏ thuế quan với hàng xuất khẩu của Anh và hỗ trợ tạo ra việc làm có giá trị cao.
Phát biểu về quyết định này, Thủ tướng Anh Boris Johnson nói: “Một năm sau khi rời EU, chúng tôi đang xây dựng các mối quan hệ đối tác mới sẽ mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho người dân Anh.
Việc đăng ký trở thành quốc gia mới đầu tiên tham gia CPTPP thể hiện tham vọng của chúng tôi trong việc hợp tác kinh doanh dựa trên những điều kiện tốt nhất với bạn bè và đối tác trên toàn thế giới và là một nhà đấu tranh nhiệt tình cho thương mại tự do toàn cầu”.
Ra đời vào năm 2019, CPTPP xóa bỏ các rào cản thương mại giữa 11 quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mặc dù Mỹ là một trong những nước ủng hộ hiệp định lớn nhất dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã rút lui trước khi Hiệp định được phê chuẩn vào năm 2017.