- Báo Đức: Mỹ đang mất dần vị thế cường quốc dẫn đầu thế giới
- Nga được Trung Quốc ưu ái hơn trong ngân hàng AIIB
- Cạnh tranh với Trung Quốc, Nhật đầu tư 100 tỉ USD vào châu Á
Các đại biểu từ hơn 50 quốc gia đã kí kết thỏa thuận về số cổ phần của từng nước và vốn đầu tư ban đầu vào ngân hàng.
Bộ trưởng Tài chính Úc, ông Joe Hockey là người đầu tiên kí kết thỏa thuận gia nhập AIIB
Anh, Đức, Úc và Hàn Quốc đều nằm trong nhóm thành viên sáng lập ngân hàng này. Trong khi, Nhật Bản và Mỹ, vốn là các nước phản đối AIIB, đều không tham gia.
Mỹ đã nghi ngờ các tiêu chuẩn của ngân hàng AIIB, vốn được coi như một công cụ nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, và cố kêu gọi các nước khác không tham gia
Ngân hàng AIIB được thành lập vào tháng 10-2014 bởi 21 quốc gia, dẫn đầu là Trung Quốc, tuyên bố rằng, sẽ tài trợ cho các dự án năng lượng, giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng châu Á. Úc là quốc gia đầu tiên gia nhập AIIB, tiếp theo là 49 thành viên khác. 7 nước khác sẽ tham gia AIIB vào cuối năm nay.
Ngân hàng AIIB có vốn điều lệ là 50 tỷ USD và ngay sau đó đã nâng lên 100 tỷ USD.
Hãng tin Reuters trích dẫn thông tin từ Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết, nước này sẽ nắm giữ 30,34% cổ phần, trở thành cổ đông lớn nhất của AIIB, Ấn Độ là cổ đông lớn thứ hai sẽ chiếm 10-15% cổ phần, theo sau đó là Nga và Đức.
Ngày 29-6, Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc ông Lou Jiwei cho biết, ông tin rằng ngân hàng AIIB có thể bắt đầu đi vào hoạt động từ cuối năm nay.