Quản lý các nhà trọ sinh viên

(ANTĐ) - Hiện tại, phần lớn các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề chỉ đáp ứng gần  30% chỗ ở cho học sinh, sinh viên, còn trên 70% học sinh, sinh viên phải tự tìm chỗ trọ bên ngoài, do đó việc quản lý học sinh, sinh viên rất khó.

Quản lý các nhà trọ sinh viên

(ANTĐ) - Hiện tại, phần lớn các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề chỉ đáp ứng gần  30% chỗ ở cho học sinh, sinh viên, còn trên 70% học sinh, sinh viên phải tự tìm chỗ trọ bên ngoài, do đó việc quản lý học sinh, sinh viên rất khó.

Giải quyết chỗ ở cho học sinh, sinh viên là một việc khó đối với các trường ĐH, CĐ và dạy nghề hiện nay ở các thành phố lớn, trong đó có thành phố Hà Nội. Phần lớn sinh viên phải thuê trọ, những nơi trọ của sinh viên đều không bảo đảm điều kiện vật chất, vệ sinh môi trường và việc quản lý sinh viên ở các nhà trọ hầu như bị buông lỏng, nên rất lộn xộn, phức tạp dẫn đến nhiều sinh viên sa ngã vào con đường tệ nạn xã hội.

Một dãy nhà trọ sinh viên ở xã Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội.
Một dãy nhà trọ sinh viên ở xã Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội.

Vừa qua, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo Cục Cơ sở vật chất và Vụ Công tác Học sinh, Sinh viên tiến hành xây dựng Quy chế quản lý nhà trọ sinh viên trong cuối tháng 11 này. Việc xây dựng Quy chế quản lý nhà trọ sinh viên nhằm chấn chỉnh được tình trạng lộn xộn, phức tạp ở các nhà trọ. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng Quy chế quản lý nhà trọ sinh viên khó có thể xây dựng được, vì nhà trọ của là dân cho sinh viên thuê ở theo nhu cầu riêng nên khó quản lý.

Vậy, cần có quy chế phối hợp giữa ngành GD-ĐT với các thành phố, đề nghị các thành phố có biện pháp giải quyết khó khăn về chỗ ở cho sinh viên. Và xây dựng Quy chế phối hợp quản lý học sinh, sinh viên ngoại trú trên địa bàn. Theo đó, lực lượng Công an tăng cường kiểm tra việc khai báo tạm trú, tạm vắng tại các nhà trọ. Yêu cầu các chủ nhà trọ, sinh viên thuê trọ phải ký cam kết bảo đảm ANTT, không để xảy ra các vụ phạm pháp hình sự và ngăn chặn  tệ nạn xã hội tại các nhà trọ.

Phú Hà