Xung đột Iraq: Tiếp tục cuộc chiến khốc liệt ở Baiji và Tal Afar

ANTĐ - Các chiến binh Hồi giáo và lực lượng ủng hộ chính phủ đang tham gia vào một trận chiến khốc liệt ở quanh khu vực nhà máy lọc dầu Baiji và sân bay Tal Afar, ở miền bắc Iraq.

Baiji - nhà máy lọc dầu lớn nhất của Iraq đã bị bao quanh bởi các phiến quân Sunni, sau khi họ nắm giữ hầu hết các sân bay ở thành phố Tal Afar.

Cuộc chiến diễn ra một ngày sau khi Mỹ cho biết, sẽ gửi khoảng 300 cố vấn quân sự đến Iraq nhằm giúp nước này chống lại quân nổi dậy. Tổng thống Barack Obama nhấn mạnh rằng quân đội Mỹ sẽ không tham gia chiến đấu ở Iraq.

Ngoại trưởng Mỹ Kerry dự kiến ​​sẽ đến Iraq sớm để đại diện cho nội các Mỹ cố vấn trách nhiệm cho lãnh đạo Iraq, hy vọng điều này có thể giảm bớt căng thẳng giữa các giáo phái Hồi giáo đối thủ tại đất nước này.

Các chiến binh Sunni chiếm nhà máy lọc dầu lớn nhất Iraq


Thủ tướng Iraq Nouri Maliki đã bị cáo buộc theo đuổi chính sách chống người Sunni, đẩy một số chiến binh Sunni tham gia vào lực lượng thánh chiến Hồi giáo Nhà nước của Iraq và Levant (ISIS). Khoảng 500.000 người đã phải rời bỏ nhà cửa ở Mosul – thành phố thứ hai của Iraq mà ISIS nắm giữ tuần trước.

Các cố vấn quân sự trong lực lượng đặc biệt của Mỹ sẽ thành lập trung tâm chỉ huy chung với quân đội Iraq ở Baghdad và phía bắc đất nước. Hiện nay việc sử dụng không lực Mỹ đang được xem xét để thực hiện với điều kiện thủ tướng Iraq Nouri Maliki phải từ chức, khi ông hoàn toàn mất niềm tin của Washington.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry dự kiến tới Iraq như một phần của kế hoạch ngoại giao rộng lớn hướng đến Trung Đông và Bắc Phi. Mục đích chính của ông dường như là sẽ giúp thành lập một chính phủ mới ở Iraq.

ISIS cho biết, họ đã bắn rơi hai máy bay trực thăng quân sự xung quanh nhà máy lọc dầu Baiji, nhưng điều này chưa được xác nhận chính thức.

Phóng viên BBC Jim Muir tại Irbil, miền bắc Iraq, cho biết, người dân địa phương cho rằng các chiến binh có thể đã nắm giữ một phần của khu sản xuất dầu rộng lớn. Họ cũng đã nắm giữ một nhà máy sản xuất vũ khí hóa học bị bỏ hoang trong Muthanna, cách 70 km về phía tây bắc của thủ đô Baghdad.

Mỹ cho biết họ không tin các phần tử nổi dậy có thể sử dụng các căn cứ để chế tạo vũ khí hóa học. Nhưng phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết: "Chúng tôi vẫn lo ngại về việc nắm giữ bất kỳ căn cứ quân sự nào của ISIS”.