Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 27 tháng 2 năm 2024 tốt hay xấu?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Lịch vạn sự ngày hôm nay 27-2-2024 có gì đáng chú ý, tốt hay xấu? Hôm nay là ngày thuận lợi cho đi xa, di chuyển, dời chỗ, giải quyết công việc, nhóm họp bàn bạc, giao thiệp, chỉnh đốn nhà cửa, tu bổ đồ đạc.

Thứ 3 ngày 27 tháng 2 năm 2024

Năm Giáp Thìn

Tháng Giêng (Thiếu)

Tháng Bính Dần

Ngày Tân Dậu

Giờ Mậu Tý

Ngũ hành: Mộc - Sao: Chủy - Trực: Nguy

Vũ Thủy: 19/02/2024 (10/1 âm lịch) lúc 11g14’

Kinh Trập: 05/03/2024 (25/1 âm lịch) lúc 09g23’

Đà Nẵng: nước lớn 00g00’ - nước ròng 06g14’

Giờ Hoàng đạo: Tý (23g-01g), Dần (03g-05g), Mão (05g-07g), Ngọ (11g-13g), Mùi (13g-15g), Dậu (17g-19g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.

Ngày hôm nay thuận lợi: Đi xa, di chuyển, dời chỗ, giải quyết công việc, nhóm họp bàn bạc, giao thiệp, chỉnh đốn nhà cửa, tu bổ đồ đạc.

Cung hoàng đạo: Song Ngư (19/2 – 20/3): Song Ngư là cung Hoàng đạo cực kỳ nhạy cảm. Họ có khả năng nhận thức mọi thay đổi dù nhỏ bé tinh tế nhất nhờ giác quan thứ Sáu cực nhạy. Song Ngư ghét sự giả dối nhưng lòng tốt vô hạn không cho phép họ từ chối bất cứ ai dù lí trí có nghi ngờ. Chinh phục thành công trái tim Song Ngư, bạn sẽ có được một người yêu tận tụy, sẵn sàng thay đổi bản thân vì tình yêu của mình.

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Cuộc đời là giấc mơ cho kẻ khôn, trò chơi cho kẻ ngốc, hài kịch cho kẻ giàu, và bi kịch cho kẻ nghèo” (Sholom Aleichem)

“Cuộc sống giống như một con tàu đi trên đường ray, chỉ có thể tiến thẳng về phía trước, không thể quay đầu lại. Đến khi phát hiện ra mình đi lỡ bến, thì lại không thể mua được vé quay trở lại nữa” (Khuyết danh)

“Cuộc sống là để ta sử dụng, chứ không phải để ta tiết kiệm” (D. H. Lawrence)

Chứng chỉ IELTS không được tuyển thẳng vào lớp 10, học sinh nào được xét tuyển thẳng?

Cùng với chấn chỉnh việc tuyển thẳng, cộng điểm ưu tiên không đúng quy định trong tuyển sinh lớp 10, Bộ GD-ĐT nêu rõ những trường hợp được tuyển thẳng hay cộng điểm năm 2024.

Bộ GD-ĐT tăng cường kiểm tra tuyển sinh lớp 10 năm 2024
Bộ GD-ĐT tăng cường kiểm tra tuyển sinh lớp 10 năm 2024

Trước yêu cầu dừng tuyển thẳng vào lớp 10 bằng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế EILTS của Bộ GD-ĐT, nhiều phụ huynh, học sinh thắc mắc về đối tượng được tuyển thẳng theo đúng quy định.

Về vấn đề này, Bộ GD-ĐT cho biết, theo quy định, các đối tượng học sinh được tuyển thẳng là: Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú; học sinh là người dân tộc rất ít người; học sinh khuyết tật; Học sinh đạt giải cấp quốc gia và quốc tế về văn hóa; văn nghệ; thể dục thể thao; cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS và THPT.

Đối với những địa phương đã phê duyệt kế hoạch và phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 có thêm một số nội dung không đúng quy định về việc tuyển thẳng, chế độ ưu tiên (như giải thi học sinh giỏi cấp tỉnh, chứng chỉ ngoại ngữ), Bộ GD-ĐT yêu cầu phải điều chỉnh bảo đảm đúng quy định tại Điều 7 Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT và thông báo công khai đến các đối tượng liên quan.

Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT quy định đối tượng được cộng điểm ưu tiên được cộng theo từng nhóm đối tượng với mức chênh lệch điểm cộng thêm giữa hai nhóm đối tượng được ưu tiên kế tiếp là 0,5 điểm tính theo thang điểm 10, gồm:

Nhóm đối tượng 1: Con liệt sĩ; con thương binh mất sức lao động 81% trở lên; con bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên; con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên”.

Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

Nhóm đối tượng 2: Con của Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động, con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; con thương binh mất sức lao động dưới 81%; con bệnh binh mất sức lao động dưới 81%.

Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%”.

Nhóm đối tượng 3: Người có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số; người dân tộc thiểu số; người học đang sinh sống, học tập ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Bộ GD-ĐT cũng nhấn mạnh trong năm 2024, sẽ tiến hành kiểm tra, thanh tra việc tuyển sinh vào lớp 10 THPT tại một số địa phương.

Lễ hội chùa Thầy được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở các lĩnh vực: Nghệ thuật trình diễn dân gian, lễ hội truyền thống, tiếng nói, chữ viết, nghề thủ công truyền thống... vừa được công bố. Ở lần công nhận này, Hà Nội có thêm 6 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ban hành nhiều quyết định ghi danh di sản vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thủ đô Hà Nội có 6 di sản được công nhận gồm: Lễ hội chùa Thầy, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai; Lễ hội làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng; Lễ hội đình Tường Phiêu xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ; Lễ hội làng Keo, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm; Nghề may Trạch Xá, xã Hòa Xá, huyện Ứng Hòa và Nghề làm xôi Phú Thượng, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ.

Tỉnh Vĩnh Long có 2 di sản được công nhận đợt này gồm: Nghệ thuật Hát Bội và Lễ hội Văn Thánh miếu.

Tỉnh Thái Nguyên có 3 di sản gồm: Hát Ví của người Tày huyện Định Hóa; Nghệ thuật may, thêu trang phục của người dao xã Hợp Tiếp, huyện Đồng Hỷ và Chữ Nôm của người Dao.

Nghề làm bột gạo Sa Đéc, xã Tân Phú Đông và phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp cũng đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt này. Nghề đã hình thành và phát triển trên 100 năm, đến nay, Sa Đéc có trên 350 hộ sản xuất bột, với 2.000 lao động tham gia hoạt động sản xuất và sản phẩm sau bột. Những sản phẩm sản xuất sau bột như: Hủ tiếu, bánh canh, nui, phở, bún, bánh tằm, ống hút, các thực phẩm khác chế biến từ bột đã được tiêu thụ tốt ở trong nước và xuất khẩu.

Quảng Nam có 2 nghề thủ công truyền thống được công nhận. Đó là Nghề đan võng ngô đồng ở Cù Lao Chàm, xã Tân Hiệp và Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh, xã Cẩm Thanh, đều ở thành phố Hội An. Trong đó, đan võng ngô đồng vẫn là một nghề độc đáo của Hội An, được thiết kế vào các tour du lịch và sản phẩm du lịch đặc trưng. Người thợ đan võng được mời ra phố đan trình diễn và đi giới thiệu nghề cho công chúng. Còn Nghề làm nhà tre, dừa nước đã tạo công ăn việc làm cho người lao động và xóa đói, giảm nghèo tại địa phương, góp phần thiết thực cho sự bền vững để phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều sản phẩm đa dạng, đáp ứng được nhu cầu khách hàng nên việc tiêu thụ sản phẩm ngày càng tốt hơn.

Lần công nhận này còn có nghệ thuật chèo ở tỉnh Phú Thọ; Mo Mường, tỉnh Đắk Lắk; Lễ hội cầu mưa của người Thái trắng, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La; Lễ cúng thần rừng (Yang Brê) của người Mạ, thành phố Gia Nghĩa và huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.Cùng với đó còn có Lễ hội Cầu ngư làng Cam Lâm, Xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; Hát Páo dung của người Dao tỉnh Hà Giang; Lễ cầu mùa mí (Mí nhung hơi) của người Pà Thẻn, xã Tân lập, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang; Lễ hội đua thuyền xã Tịnh Long, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi; Lễ hội Đom Lơng Néak Tà của người Khmer tỉnh Trà Vinh.

Ngoài ra còn có các nghề thủ công truyền thống khác được công nhận đợt này như: Nghề dệt của người Thu Lao huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai; Nghề làm đường thốt nốt của người Khmer huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang; Nghề dệt thổ cẩm của người Xtiêng tỉnh Bình Phước; Nghề làm bánh tráng Tuý Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.