Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 23 tháng 1 năm 2024 tốt hay xấu?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Lịch vạn sự ngày hôm nay 23-1-2024 có gì đáng chú ý? Hôm nay là ngày thuận lợi cho đánh bắt.

Thứ 3 ngày 23 tháng 1 năm 2024

Năm Quý Mão

Tháng Chạp (Đủ)

Tháng Ất Sửu

Ngày Bính Tuất

Giờ Mậu Tý

Ngũ hành: Thổ - Sao: Thất - Trực: Thu

Đại Hàn: 20/01/2024 (10/12 âm lịch) lúc 21g08’

Lập Xuân: 04/02/2024 (25/12 âm lịch) lúc 15g28’

Hòn Dấu: nước lớn 02g23’ - nước ròng 15g21’

Giờ Hoàng đạo: Dần (03g-05g), Thìn (07g-09g), Tỵ (09g-11g), Thân (15g-17g), Dậu (17g-19g), Hợi (21g-23g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.

Thuận lợi: Cầu cúng, Đánh bắt.

Cung hoàng đạo: Ma Kết – Con dê biển (22/12 - 19/1): Người thuộc cung này có tính cách nhã nhặn, cầu toàn, có trách nhiệm nhưng hơi bảo thủ, quyết đoán.

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Sự sáng tạo đòi hỏi phải có can đảm để buông tay khỏi những điều chắc chắn” (Erich Fromm)

“Cuộc sống là một vấn đề; con người phàm tục được tạo ra để giải quyết vấn đề đó đúng hay sai cách” (John Quincy Adams)

“Giáo dục không phải là chuẩn bị cho cuộc sống; giáo dục chính là cuộc sống” (John Dewey)

Những lưu ý về lịch nghỉ Tết Nguyên đán đối với người lao động

Các doanh nghiệp có thể chọn 1 trong 3 phương án nghỉ phù hợp với lịch sản xuất, đơn hàng, nguyện vọng của người lao động và đảm bảo quyền lợi trường hợp huy động làm thêm trong thời gian này.

Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, người lao động được nghỉ 7 ngày
Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, người lao động được nghỉ 7 ngày

Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành Thông báo số 5015/TB-LĐTBXH về việc nghỉ Tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và những người sử dụng lao động khác.

Theo thông báo này, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được nghỉ Tết Âm lịch Năm 2024 từ thứ năm (ngày 8/2/2024) đến hết thứ Tư (ngày 14/2/2024). Đợt nghỉ này bao gồm 5 ngày nghỉ Tết Âm lịch và 2 ngày nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần, theo quy định tại Khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động.

Đối với các doanh nghiệp không thuộc đối tượng nêu trên, người sử dụng lao động quyết định lựa chọn 1 trong 3 phương án nghỉ Tết.

Phương án 1: Nghỉ Tết Âm lịch 2024 gồm 1 ngày cuối năm Quý Mão và 4 ngày đầu năm Giáp Thìn. Với phương án này, người lao động nghỉ Tết từ 9/2/2024 đến hết 15/2/2024 (tức 30 tháng Chạp đến hết mùng 6 tháng Giêng).

Phương án 2: Nghỉ Tết Âm lịch 2024 gồm 2 ngày cuối năm Quý Mão và 3 ngày đầu năm Giáp Thìn. Với phương án này, người lao động nghỉ Tết giống như cán bộ, công chức viên chức.

Phương án 3: Nghỉ Tết Âm lịch 2024 gồm 3 ngày cuối năm Quý Mão và 2 ngày đầu năm Giáp Thìn. Nếu người sử dụng lao động chọn phương án này, người lao động được nghỉ từ 7/2 đến 13/2/2024 (tức 28 tháng Chạp đến hết mùng 4 tháng Giêng).

Nhiều trục đường huyết mạch trên địa bàn Thủ đô quá tải đến 8 lần thiết kế

Sở GTVT Hà Nội cho biết, nhiều tuyến đường, trục giao thông chính trên địa bàn Thủ đô như Vành đai 3 trên cao, cầu Thanh Trì có lưu lượng giao thông vượt 8 lần thiết kế; phương tiện qua cầu Chương Dương vượt 8 lần; đường Lê Văn Lương - Tố Hữu vượt từ 1,1 đến 1,7 lần...

Hay như tuyến đường Nguyễn Trãi với chiều dài khoảng 3,4 km (điểm đầu tại chân cầu vượt Ngã Tư Sở - điểm cuối nối với đường Trần Phú, Hà Đông) - một trong những trục giao thông chính của Thủ đô có mật độ giao thông vượt 3,3-5,6 lần vào giờ cao điểm.

Đây là tuyến đường huyết mạch phía tây nam Thủ đô, kết nối với quốc lộ 6 đi Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, nhưng hiện có một số điểm quây tôn để thi công hạng mục của dự án Nhà máy nước thải Yên Xá khiến giao thông càng khó khăn.

Sở GTVT cho biết, số điểm ùn tắc của Hà Nội năm 2023 đã giảm 4, từ 37 còn 33. Sở đã xử lý được 15 điểm ùn tắc trong năm nhưng lại phát sinh thêm 11 điểm ùn tắc mới. Nguyên nhân là số phương tiện giao thông cá nhân tăng, đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông chậm, nguồn lực hạn chế, quá tải lưu lượng phương tiện lên hạ tầng giao thông.

Tình hình ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội diễn biến phức tạp do lưu lượng phương tiện đông đúc
Tình hình ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội diễn biến phức tạp do lưu lượng phương tiện đông đúc

Lãnh đạo Sở GTVT khuyến cáo từ nay đến Tết Nguyên đán giao thông sẽ phức tạp vì ngoài người dân Thủ đô, người dân các tỉnh lân cận cũng sẽ đổ về Hà Nội. Do đó, ngoài đếm phương tiện và dùng phần mềm mô phỏng để tổ chức giao thông khoa học, Sở cũng phối hợp với các đơn vị liên quan bố trí lực lượng hướng dẫn, điều hành, giảm thiểu ùn tắc. Hàng tuần, Giám đốc Sở sẽ chủ trì phiên họp với các tổ công tác về tình hình giao thông để nghe các tình huống phát sinh và đưa ra các biện pháp xử lý.

Nhận định về tình hình ùn tắc giao thông tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 mới đây của Sở GTVT, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, tình hình ùn tắc giao thông trên địa bàn Thủ đô diễn biến rất phức tạp.

Đặc biệt vào những ngày mưa, thời tiết diễn biến xấu, số điểm ùn tắc trên địa bàn Hà Nội không chỉ dừng lại ở 33 mà còn nhiều hơn.