Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 21 tháng 7 năm 2025 tốt hay xấu?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Lịch vạn sự ngày hôm nay 21/7/2025 có gì đáng chú ý, tốt hay xấu? Hôm nay là ngày thuận lợi cho khai trương, cầu tài, ký kết, giao dịch, xây dựng.

Thứ 2 ngày 21 tháng 7 năm 2025

Năm Ất Tỵ

THÁNG SÁU (đủ)

Tháng Quý Mùi

Ngày Tân Mão

Giờ Mậu Tý

Ngũ hành: Mộc - Sao: Trương - Trực: Thành

Tiểu Thử: 07/7/2025 (13/6 Âm Lịch) lúc 03g06'

Đại Thử: 22/7/2025 (28/6 Âm Lịch) lúc 20g30’

Hòn Dấu: Nước lớn 13g06' - Nước ròng 00g53'

Giờ Hoàng đạo: Tý (23g-01g), Dần (03g-05g), Mão (05g-07g), Ngọ (11g-13g), Mùi (13g-15g), Dậu (17g-19g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.

Ngày hôm nay thuận lợi: Khai trương, cầu tài, ký kết, giao dịch, xây dựng.

Cung hoàng đạo: Cự Giải – con Cua (22/6 – 22/7): Cự Giải khá thất thường, khó đoán trước. Họ có sự biến đổi giữa nóng và lạnh, buồn và vui, tạo ra sự khó hiểu cho người khác. Họ là những người giàu đức hy sinh, nhạy cảm và trọng tâm hồn, có tính hòa đồng, nhưng cũng có thể kén chọn, sống theo cảm xúc và dễ xúc động.

Người thuộc cung Cự Giải là mẫu người lý tưởng trong tình yêu, được so sánh như một thanh “chocolate đen”. Họ tận hưởng việc chiều chuộng và chung thuỷ trong mối quan hệ. Khi yêu, Cự Giải dành trọn tình cảm và sự quan tâm cho đối tác.

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

"Hãy có lòng can đảm để hành động thay vì ứng đối" (Oliver Wendell Holmes, Sr.)

“Chất lượng của cuộc sống phụ thuộc vào chất lượng của suy nghĩ” (Marcus Aurelius)

“Khó khăn tạo nên con người kiên cường như lửa thử vàng” (Seneca)

* Ngày này năm xưa:

- Ngày 21/7/1786, Nguyễn Huệ đưa quân Tây Sơn ra Bắc Hà lần thứ nhất, với khẩu hiệu "Phò Lê - diệt Trịnh" và thống nhất đất nước sau hơn 200 nǎm bị thế lực phong kiến họ Trịnh và họ Nguyễn cắt chia.

- Ngày 21/7/1892, ngày sinh họa sĩ Nguyễn Phan Chánh. Ông sinh ra tại huyện Thanh Hà, tỉnh Hà Tĩnh và qua đời ngày 22-11-1984 tại Hà Nội. Ông học khóa đầu tiên trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (nǎm 1924), trở thành họa sĩ nổi tiếng do đã mở đầu nghệ thuật tranh lụa ở nước ta. Nhiều người còn nhớ bức tranh lụa "Chơi ô ǎn quan" của ông.

- Ngày 21/7/1978, Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Văn Bình qua đời. Ông có bút danh là Ngô Y Linh và Nguyễn Vũ, sinh nǎm 1929 tại thị xã Thái Nguyên. Thuở nhỏ, ông học trường Thǎng Long (Hà Nội) rồi vào Sài Gòn làm nghề nhiếp ảnh, tiếp tục học hết trung học.

Từ nǎm 1948, ông làm việc ở cơ quan vǎn nghệ của Quân khu 7 - miền Đông Nam Bộ. Nǎm 1954, ông tập kết ra Bắc, rồi đi học đạo diễn ở nước ngoài, đến nǎm 1961 tốt nghiệp, về nước, ông làm giảng viên trường Sân khấu Việt Nam. Nǎm 1964, ông trở về miền Nam, chỉ đạo nghệ thuật Đoàn kịch nói Cửu Long Giang. Những kịch bản chính gồm có: "Những viên đạn đầu tiên"; "Trận đấu thầm lặng"; "Bài ca người thợ trẻ"; "Diễn viên không chuyên nghiệp"; "Ngọn lửa"; "Mùa xuân"... Ngô Y Linh - Nguyễn Vũ được đánh giá là một nhà soạn kịch tài nǎng, một đạo diễn sân khấu xuất sắc, nhưng trước hết ông là chiến sĩ tiêu biểu của nền nghệ thuật Cách mạng nước ta.