Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 11 tháng 7 năm 2025 tốt hay xấu?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Lịch vạn sự ngày hôm nay 11-7-2025 có gì đáng chú ý, tốt hay xấu? Hôm nay là ngày thuận lợi cho giao dịch, ký kết, cầu tài, di dời, sửa chữa.

Thứ 6 ngày 11 tháng 7 năm 2025

Năm Ất Tỵ

THÁNG SÁU (đủ)

Tháng Quý Mùi

Ngày Tân Tỵ

Giờ Mậu Tý

Ngũ hành: Kim - Sao: Lâu - Trực: Khai

Tiểu Thử: 07/7/2025 (13/6 Âm Lịch) lúc 03g06'

Đại Thử: 22/7/2025 (28/6 Âm Lịch) lúc 20g30’

Vũng Tàu: Nước lớn 03g22' - Nước ròng 08g04'

Giờ Hoàng đạo: Sửu (01g-03g), Thìn (07g-09g), Ngọ (11g-13g), Mùi (13g-15g), Tuất (19g-21g), Hợi (21g-23g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.

Ngày hôm nay thuận lợi: Giao dịch, ký kết, cầu tài, di dời, sửa chữa.

Cung hoàng đạo: Cự Giải – con Cua (22/6 – 22/7): Cự Giải khá thất thường, khó đoán trước. Họ có sự biến đổi giữa nóng và lạnh, buồn và vui, tạo ra sự khó hiểu cho người khác. Họ là những người giàu đức hy sinh, nhạy cảm và trọng tâm hồn, có tính hòa đồng, nhưng cũng có thể kén chọn, sống theo cảm xúc và dễ xúc động.

Người thuộc cung Cự Giải là mẫu người lý tưởng trong tình yêu, được so sánh như một thanh “chocolate đen”. Họ tận hưởng việc chiều chuộng và chung thuỷ trong mối quan hệ. Khi yêu, Cự Giải dành trọn tình cảm và sự quan tâm cho đối tác.

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

"Bạn không thể băng qua biển chỉ bằng cách đứng nhìn nước" (Rabindranath Tagore)

"Hãy nuôi dưỡng ước mơ của bạn bởi vì chúng là con đường dẫn đến thành công" (Ralph Waldo Emerson)

"Điều vĩ đại nhất mà bạn có thể học là cách yêu và được yêu một cách chân thành" (Moulin Rouge)

* Ngày này năm xưa:

- Ngày 11/7/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Tổng cục Cung cấp (sau là Tổng cục Hậu cần) với nhiệm vụ quản trị, trang bị, cấp dưỡng quân đội và sản xuất quốc phòng. Đồng chí Trần Đǎng Ninh được cử làm Chủ nhiệm. Từ đó, ngày 11-7 trở thành truyền thống bộ đội hậu cần.

Tại Hội nghị cung cấp toàn dân ngày 22-6-1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Đối với chiến sĩ phải sǎn sóc họ làm sao cho họ đủ ǎn, đủ mặc, đủ súng, đủ thuốc... Các chú phải làm thế nào một bát gạo, một đồng tiền, một viên đạn, một tấc vải phải đi thẳng đến chiến sĩ". Tuân theo lời dạy của Người, trải qua bao thời kỳ, ngành hậu cần quân đội luôn là bộ phận trong của lực lượng vũ trang và hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo đảm vật chất phục vụ quân đội. Nhiều đơn vị và cán bộ chiến sĩ hậu cần được tuyên dương là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

- Ngày 11/7/1959, ngành giao thông vận tải bắt đầu xây dựng đường sắt Hà Nội - Quán Triều, và ngày 30/8/1960 tổ chức thông tuyến và đưa vào sử dụng.

Tuyến đường sắt này dài 76 km, qua các ga Long Biên, Gia Lâm, Cổ Loa, Đông Anh, Đa Phúc, Trung Giã, Thái Nguyên. Nối khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên với Hà Nội và cả nước. Tuyến đường sắt đã đảm bảo vận chuyển phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.