- Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 1 tháng 10 năm 2023 tốt hay xấu?
- Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 30 tháng 9 năm 2023 tốt hay xấu?
- Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 29 tháng 9 năm 2023 tốt hay xấu?
Chủ nhật ngày 2 tháng 10 năm 2023
Năm Quý Mão
Tháng Tám (Đủ)
Tháng Tân Dậu
Ngày Quý Tỵ
Giờ Nhâm Tý
Hành Thủy – Trực Thành – Sao Nguy
Thu Phân: 23/09/2023 (09/08 âm lịch) lúc 13h51’
Hàn Lộ: 08/10/2023 (24/08 âm lịch) lúc 20h16’
Nha Trang: Nước lớn 12g23’ – nước ròng 06g33’
Giờ Hoàng đạo: Sửu (01g-03g), Thìn (07g-09g), Ngọ (11g-13g), Mùi (13g-15g), Tuất (19g-21g), Hợi (21g-23g)
Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.
Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.
Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...
Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.
Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.
Hôm nay thuận cho việc: Cưới hỏi, Cầu tài, Cầu phúc, Xây dựng.
Cung hoàng đạo: Thiên Bình – Cái cân (23/8 - 22/9): Người thuộc cung này tài hoa thông minh, sáng tạo, từ tốn, cứng rắn nhưng thiếu quyết đoán, cố chấp.
* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:
“Nụ cười là sự yên nghỉ đối với người mệt nhọc, là tia sáng cho người nản chí, là ánh sáng sưởi người buồn tủi và là liều thuốc nan giải hoàn hảo cho sự ưu tư” (Ngạn ngữ phương Tây)
“Bi kịch cuộc đời là những gì chết đi bên trong một người khi anh ta còn sống” (Albert Schweitzer)
“Mỗi người nhận được từ cuộc đời những gì mà mình đã bỏ vào đó” (Khuyết danh)
Khoảng 80% người cao tuổi ở Hà Nội được khám sức khỏe định kỳ
Trong 9 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ người cao tuổi ở Hà Nội được khám sức khỏe định kỳ 9 đạt 79,25%, ước cả năm 2023 sẽ hoàn thành mục tiêu đạt 87%…
Hà Nội triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày quốc tế Người cao tuổi năm 2023 |
Chủ đề của Ngày Quốc tế Người cao tuổi (1-10) năm nay là "Gia đình và xã hội hãy tạo điều kiện để người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích".
Thông tin về nội dung này, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) Hà Nội Vũ Duy Hưng cho biết, trong đợt cao điểm hưởng ứng Tháng hành động vì Người cao tuổi Việt Nam năm 2023 và Ngày quốc tế Người cao tuổi 1-10, Hà Nội phát động tổ chức kỷ niệm rộng khắp trên địa bàn thành phố.
Đặc biệt, tại một số đơn vị như quận Đống Đa, huyện Sóc Sơn tổ chức Hội nghị gặp mặt biểu dương người cao tuổi vận động con cháu thực hiện tốt chính sách dân số, con cháu hiếu thuận. Ngoài ra, thành phố còn triển khai nhiều mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nhằm nâng cao sức khỏe về cả thể chất và tinh thần đối với người cao tuổi tại cộng đồng…
Theo thống kê của Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội, ước tính 9 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ người cao tuổi trên địa bàn thành phố được khám sức khỏe định kỳ đạt 79,25%; ước thực hiện cả năm 2023 đạt 87%, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu được giao.
Vì sao lịch nghỉ Tết Nguyên đán không cố định cho nhiều năm?
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh đã lý giải nguyên nhân vì sao mỗi năm đều phải lập phương án nghỉ Tết Nguyên đán và xin ý kiến các đơn vị liên quan thay vì thống nhất cho nhiều năm.
Bộ LĐ-TB&XH đang lấy ý kiến các bộ, ngành về 2 phương án nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn |
Bộ LĐ-TB&XH đang lấy ý kiến các bộ, ngành về 2 phương án nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Việc xin ý kiến các bộ, ngành, hiệp hội về lịch nghỉ Tết Nguyên đán đa số người đồng tình, tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng việc này không cần thiết, nên quy định linh hoạt để người lao động được nghỉ sớm hơn.
Lý giải điều này, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh cho hay, khoản 3 Điều 112 Bộ luật Lao động quy định, hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ Tết âm lịch và ngày Quốc khánh. Do đó, định kỳ hằng năm, Bộ LĐ-TB&XH tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ quyết định lịch nghỉ Tết và Quốc khánh trên cơ sở ý kiến các bộ ngành, các đơn vị liên quan.
Luật quy định nghỉ Tết âm lịch là 5 ngày, nghỉ Quốc khánh là 2 ngày. Với Tết âm lịch, 5 ngày có thể là trước hoặc sau Tết. Với ngày Quốc khánh thì có thể trước hoặc sau ngày 2/9. Thực tiễn lịch nghỉ không cố định qua các năm, xen kẽ ngày cuối tuần thứ bảy, chủ nhật nên phải đưa ra phương án xin ý kiến. Từ đó, chọn phương án tối ưu nhất, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các đối tượng.
Ngoài ra, có những ngày nghỉ tết không trùng vào thứ bảy, chủ nhật nên phải tính toán để các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp thuận lợi nhất. Ví dụ, ngày lễ Quốc khánh sẽ được nghỉ thêm 1 ngày nhưng không ấn định là 1/9 hay 3/9 mà tùy cơ quan chức năng chọn ngày liền kề trước hay sau, tính toán có lợi nhất cho người lao động.
Bộ LĐTB&XH không quyết định phương án nào mà đưa ra phương án tối ưu, cụ thể để xin ý kiến các bộ, ngành, đặc biệt là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.