Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 14 tháng 1 năm 2023 tốt hay xấu?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Xem lịch âm, lịch vạn sự ngày hôm nay 14-1-2023 có gì đáng chú ý? Hôm nay là ngày thuận lợi cho cầu tài lộc, cầu phúc, khai trương, về nhà mới, hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết.

Thứ 7 ngày 14 tháng 1 năm 2023

Năm Nhâm Dần

Tháng Chạp (Đủ)

Tháng Quý Sửu

Ngày Nhân Thân

Giờ Canh Tý

Hành Kim – Trực Nguy – Sao Đê

Tiểu Hàn: 05/01/2023 (14/12 âm lịch) lúc 22h06’

Đại Hàn: 20/01/2023 (29/12 âm lịch) lúc 15h30’

Nha Trang: Nước lớn 17g00’ – nước ròng 08g36

Giờ Hoàng đạo: Tý (23g-01g), Sửu (01g-03g), Thìn (07g-09g), Tỵ (09g-11g), Mùi (13g-15g), Tuất (19g-21g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan.

Thuận cho việc: Cầu tài lộc, Cầu phúc, Khai trương, Về nhà mới, Hội nghị, Hội thảo, Sơ kết, Tổng kết.

Cung hoàng đạo: Ma Kết – Con dê biển (22/12-19/01): Người thuộc cung này có tính cách nhã nhặn, cầu toàn, có trách nhiệm nhưng hơi bảo thủ.

*Tết ông Công – ông Táo: Cúng ông Công, ông Táo - Phong tục tín ngưỡng đẹp của người Việt. Không ai biết chính xác tục cúng ông Công, ông Táo có từ bao giờ, chỉ biết rằng nó tồn tại từ rất lâu, được lưu truyền từ xa xưa cho đến tận ngày nay, đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam.

Người dân mua những vật phẩm truyền thống đồ cúng để cúng tiễn ông Công ông Táo về chầu trời.
Người dân mua những vật phẩm truyền thống đồ cúng để cúng tiễn ông Công ông Táo về chầu trời.

Lễ cúng ông Công, ông Táo là một trong những nét đẹp văn hóa ngày Tết của người Việt. Cứ đến ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hằng năm, người Việt lại chuẩn bị mua sắm lễ vật, chuẩn bị cúng ông Công, ông Táo và phóng sinh cá chép để tiễn ông Công, ông Táo về trời. Không ai biết chính xác tục cúng ông Công, ông Táo có từ bao giờ, chỉ biết rằng nó tồn tại từ rất lâu, được lưu truyền từ xa xưa cho đến tận ngày nay, đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam nhiều thế hệ và trở thành một nét đẹp trong văn hóa ngày Tết.

Cúng ông Công, ông Táo là một phong tục có từ rất lâu đời ở Việt Nam. Theo truyền thuyết kể lại, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là ba vị đầu rau trông coi việc bếp núp.

Ông Công, ông Táo được ông Trời phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm Thiện-Ác của con người. Và hằng năm, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, các vị thần này lại cưỡi cá chép lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong suốt một năm qua để Thiên đình định đoạt công, tội.

Do đó, trong quan niệm của người Việt, ông Công và ba vị Thần Táo (hay vua Bếp) là những vị thần định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình. Tất nhiên, phước đức này đến từ việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà.

*Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Không ai một mình tạo ra cách mạng; và có những cuộc cách mạng nhân loại đạt được mà không thực hiểu tại sao, bởi tất cả mọi người đều tham gia vào nó” (George Sand)

“Để số đông cai trị là trái với tự nhiên, vì số đông hiếm khi có thể có tổ chức và thống nhất trong hành động cụ thể, và số ít có thể” (Jean Jacques Rousseau)

“Những ai dự định làm điều tốt không được hy vọng người ta sẽ lăn đá ra khỏi đường mình đi, nhưng phải điềm tĩnh chấp nhận kể cả khi người ta rải đá lên đó” (Albert Schweitz)


Công an quận Tây Hồ lan tỏa thông điệp: 'Thả cá xuống hồ Tây, hãy giữ lại túi nilon'

Những ngày qua, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên - Công an quận Tây Hồ, Hà Nội ra quân dọn rác, tuyên truyền người dân nâng cao ý thức chung tay bảo vệ môi trường.

Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên - CAQ Tây Hồ ra quân dọn rác, tuyên truyền người dân nâng cao ý thức, đặc biệt vào ngày "ông công, ông táo"

Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên - CAQ Tây Hồ ra quân dọn rác, tuyên truyền người dân nâng cao ý thức, đặc biệt vào ngày "ông công, ông táo"

Trước tình trạng ô nhiễm môi trường tại hồ Tây, đặc biệt vào dịp người dân thả cá phóng sinh sau khi cúng lễ “ông công, ông táo” đã xả rác gây ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường sống; những ngày qua, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên – CAQ Tây Hồ đã có hoạt động thiêt thực, ra quân dọn vệ sinh và tuyên truyền người dân nâng cao ý thức, giữ vệ sinh môi trường.

Khu vực ven hồ Tây có nhiều danh thắng, di tích lịch sử, văn hóa mang dấu ấn, thường xuyên có đông đảo du khách trong nước và quốc tế tham quan. Việc một bộ phận người dân thiếu ý thức đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan, môi trường sống. Đặc biệt, vào những ngày người dân thả cá phóng sinh, đã biến khu vực ven hồ trở nên nhếch nhác, xấu xí bởi việc xả rác, túi nilon bừa bãi.

Không chỉ chú trọng làm nhiệm vụ chuyên môn, với tinh thần, trách nhiệm của CBCS đã luôn triển khai các biện pháp cụ thể như dọn rác, tuyên truyền người dân không xả rác, thả túi nilon xuống hồ Tây... Hành động ý nghĩa đã lan tỏa đến người dân chung tay bảo vệ môi trường sống “xanh, sạch, đẹp”.