Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay 30 Tết Giáp Thìn tốt hay xấu?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Lịch vạn sự ngày hôm nay 9-2-2024 (30 Tết) có gì đáng chú ý, tốt hay xấu? Hôm nay là ngày thuận lợi cho đi xa, di chuyển, dời chỗ, giải quyết công việc, nhóm họp, bàn bạc, giao thiệp, chỉnh đốn nhà cửa, tu bổ đồ đạc.

Thứ 6 ngày 9 tháng 2 năm 2024

Năm Quý Mão

Tháng Chạp (Đủ)

Tháng Ất Sửu

Ngày Quý Mão

Giờ Nhâm Tý

Ngũ hành: Kim - Sao: Cang - Trực: Trừ

Đại Hàn: 20/01/2024 (10/12 âm lịch) lúc 21g08’

Lập Xuân: 04/02/2024 (25/12 âm lịch) lúc 15g28’

Đà Nẵng: nước lớn 21g07’ - nước ròng 04g20’

Giờ Hoàng đạo: Tý (23g-01g), Dần (03g-05g), Mão (05g-07g), Ngọ (11g-13g), Mùi (13g-15g), Dậu (17g-19g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.

Ngày hôm nay thuận lợi: đi xa, di chuyển, dời chỗ, giải quyết công việc, nhóm họp, bàn bạc, giao thiệp, chỉnh đốn nhà cửa, tu bổ đồ đạc.

Cung hoàng đạo: Bảo Bình (20/1 – 18/2): Bảo Bình có tính cách khá tùy hứng, bốc đồng nhưng đứng trước tình bạn, tình yêu, họ có thể trở thành một người kiên nhẫn, cố chấp đến khó hiểu. Một khi đã trao tình cảm cho ai, đừng hòng Bảo Bình bỏ cuộc, chạy trốn, chia li dù đối phương chẳng còn yêu mình. Họ cũng chẳng ngại ngần việc để lộ tâm trạng yếu đuối si tình trước mặt người khác.

* 30/12 Âm Lịch - Tất niên Quý Mão

Tất niên là một trong những phong tục không thể thiếu của mỗi gia đình Việt trước thời khắc đón chào năm mới. Tất niên hay cúng tất niên, lễ tất niên, tiệc tất niên là một nghi thức nhằm ghi nhận việc kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới.

Tất niên có thể là một bữa tiệc, liên hoan cuối năm để bước sang năm mới (Tết Tây) và là một phần trong nghi thức Tết diễn ra vào những ngày cuối năm âm lịch, từ ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu) được gọi là ngày tất niên.

Mâm cơm tất niên của miền Bắc
Mâm cơm tất niên của miền Bắc
Mâm cơm tất niên của miền Nam
Mâm cơm tất niên của miền Nam

Tất niên thường diễn ra vào buổi chiều và buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên sau đó dọn tiệc mời khách đến dự. Tất niên là lúc mọi người quây quần bên nhau và bên những món thức ăn và cùng chào đón năm mới, giao thừa là một phong tục tập quán lâu đời, mang nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt. Đây là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên, cùng nhìn lại năm cũ đã qua và hướng về một năm mới tốt đẹp hơn.

Bữa cơm tất niên. Ảnh: Internet
Bữa cơm tất niên. Ảnh: Internet

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Có lẽ cuộc đời chỉ là như vậy... một giấc mơ và một nỗi sợ hãi” (Joseph Conrad)

“Sống trên đời cũng giống như xây dựng một tòa nhà: nếu bạn bắt đầu sai, bại sẽ kết thúc sai” (Maya Angelou)

“Lựa chọn khó khăn, cuộc sống dễ dàng. Lựa chọn dễ dàng, cuộc sống khó khăn” (Jerzy Gregory)

Đi làm dịp Tết Nguyên đán, người lao động được hưởng 400% tiền lương

Tết Nguyên đán là dịp người lao động được nghỉ làm và hưởng nguyên lương. Nếu người lao động làm thêm giờ trong ngày Tết Nguyên đán, tính cả tiền lương của ngày hôm đó thì người lao động làm việc ban ngày sẽ được hưởng 400% tiền lương.

Tết Nguyên đán là dịp người lao động được nghỉ làm và hưởng nguyên lương. Tuy nhiên, vì tính chất công việc, nhiều cơ quan, doanh nghiệp bắt buộc phải có người trực liên tục trong những ngày này.

Bộ LĐ-TB&XH cho biết, theo điểm a khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động và khoản 1 Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp muốn sử dụng người lao động làm thêm giờ vào ngày Tết phải được sự đồng ý của người lao động (trừ một số trường hợp công ty được điều động làm thêm giờ mà không cần người lao động đồng ý quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019).

Cũng theo quy định của Bộ luật Lao động, người lao động đi làm vào ngày nghỉ Tết Nguyên đán thì được trả số tiền lương như sau: Đi làm vào ban ngày, người lao động hưởng ít nhất là bằng 300% lương của ngày làm việc bình thường.

Nếu đi làm vào ban đêm, người lao động được hưởng ít nhất là bằng 390% lương của ngày làm việc bình thường (300% (tiền lương làm thêm giờ ngày lễ, Tết) + 30% (làm việc vào ban đêm) + 20% x tiền lương thực trả theo công việc làm vào ban ngày của ngày lễ, Tết (300%) = 390%).

Do đó, nếu người lao động làm thêm giờ trong ngày Tết Nguyên đán, tính cả tiền lương của ngày hôm đó thì người lao động làm việc ban ngày sẽ được hưởng 400% tiền lương của ngày làm việc bình thường, còn làm việc vào ban đêm sẽ được hưởng 490% tiền lương của ngày làm việc bình thường.