- Trung Quốc đã sẵn sàng triển khai tên lửa đạn đạo DF-21
- Cuộc chiến ngầm Trung - Mỹ
- Bước “đại nhảy vọt” về sức mạnh hạt nhân của Trung Quốc
Từ siêu nhập khẩu thành siêu xuất khẩu vũ khí
Giới phân tích quân sự cho rằng, việc giảm đáng kể quy mô nhập khẩu vũ khí của Trung Quốc có thể do tập đoàn công nghiệp quốc phòng nước này có những bước nhảy vọt về chất lượng so với những năm trước.

Tiêm kích J-20 của Trung Quốc
Trong những năm qua, với chiến lược “sao chép” và “ăn cắp” công nghệ (chủ yếu là “nhái” vũ khí của Nga) đã giúp Trung Quốc tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu, tạo đà sản xuất nhiều trang thiết bị vũ khí quân sự có chất lượng cao, giá thành rẻ, phù hợp với các nước đang phát triển có nguồn ngân sách quốc phòng thấp.
Ồ ạt xuất khẩu vũ khí ra hàng chục nước
Vẫn theo thống kê, trong giai đoạn 2003-2007, với tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí 2,5 tỷ USD Trung Quốc đứng vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng, sau Italia và Hà Lan. Dẫn đầu danh sách xuất khẩu quốc phòng thời điểm này là Mỹ, Nga và Đức.

Tàu ngầm Type 056 của Trung Quốc
Tuy nhiên trong 5 năm tiếp theo, vị trí này đã được “đổi ngôi”, theo đó trong giai đoạn 2008-2012, Trung Quốc đã vươn lên đứng ở vị trí thứ 5, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 6,5 tỷ USD, trong khi Anh chỉ đạt 4,9 tỷ USD, kém Trung Quốc hơn 1,5 tỷ USD nên đã mất vị trí vào tay Trung Quốc, báo cáo của SIPRI công bố ngày 18-3-2013 cho biết.
Trong giai đoạn 2008-2012, Trung Quốc đã cung cấp vũ khí và trang bị quân sự như máy bay, xe bọc thép và tàu thuyền cho 37 nước bao gồm Algeria, Argentina, Bolivia, Campuchia, Chad, Ghana, Iran, Rwanda và Zambia,…với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 5,2 tỷ USD (theo giá năm 2012 là 9,2 tỷ USD).

Xe tăng chiến đấu chủ lực Type 96A của Trung Quốc
Riêng về máy bay chiến đấu, nước này xuất khẩu nhiều loại, như, F-7MG (phiên bản xuất khẩu của J-7 nâng cấp, sao chép từ MiG-21 của Liên Xô cũ), máy bay bay tiêm kích JF-17 “Thunder”, máy bay huấn luyện chiến đấu K-8 “Karakoram”, trực thăng Z-9 (phiên bản cấp phép sản xuất của châu Âu AS365 Dauphin/AS565 Panther), máy bay vận tải Y-12.
Ngoài ra, nước này còn có một số loại vũ khí lục quân được ưa chuộng như xe tăng Type 96/99 và T-59 (bản sao của T-54A của Liên Xô), xe bọc thép WZ-501, ZFB-05, WZ-551.
Về chiến hạm hải quân, Trung Quốc cũng đã bán một số tàu hộ vệ cũ Type 053H cho Thái Lan, Bangladesh, Pakistan…

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-41của Trung Quốc
Như vậy, có thể thấy, với chiến lược phát triển khoa học công nghệ chế tạo vũ khí quân sự, Trung Quốc đang ngày càng cung cấp ra thị trường nước ngoài nhiều loại vũ khí hơn.
Giới phân tích quân sự cho rằng, trong tương lai có thể Trung Quốc sẽ còn tiến xa hơn vị trí thứ 5, trở thành một trong các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới.