Vụ tống tiền chấn động nước Đức

(ANTĐ) - Vụ scandal cả tình lẫn tiền của Susanne Klatten, nữ tỷ phú giàu thứ 55 thế giới và là người thừa kế gia sản tập đoàn xe hơi nổi tiếng BMW, đã khép lại hôm 9-3 khi thủ phạm với biệt danh “trai gọi Thụy Sĩ” bị kết án 6 năm tù giam.

Vụ tống tiền chấn động nước Đức

(ANTĐ) - Vụ scandal cả tình lẫn tiền của Susanne Klatten, nữ tỷ phú giàu thứ 55 thế giới và là người thừa kế gia sản tập đoàn xe hơi nổi tiếng BMW, đã khép lại hôm 9-3 khi thủ phạm với biệt danh “trai gọi Thụy Sĩ” bị kết án 6 năm tù giam.

>>> Vụ tống tiền chấn động nước Đức

Một hôm Helg Sgarbi nhận được điện thoại, Susanne Klatten thông báo số tiền đầu tiên 14 triệu euro sẽ được trao. Helg Sgarbi không ngờ đã rơi vào bẫy. Cảnh sát đã bắt giữ Sgarbi tại một trạm sửa chữa xe cạnh đường xa lộ ở Vomp, áo hồi tháng 1-2008. Khi bị bắt, Sgarbi đi cùng với một người đàn ông Italia có tên Ernano Barretta.

Tháng 3-2009, Helg Sgarbi vẫn yên lặng về tất cả mối liên quan đến người được thừa kế của Tập đoàn BMW Susanne Klatten kể từ khi bị bắt 14 tháng trước. Tuy nhiên, đến ngày 9-3, người này đã thú nhận hoàn toàn. Trong một bản viết tay do luật sư đọc, Helg Sgarbi thừa nhận đã cố tình quyến rũ bà Klatten và 3 phụ nữ giàu có khác để moi của họ hàng triệu euro. “Tôi vô cùng lấy làm tiếc về các vụ việc và công khai xin lỗi trước tòa đối với những phụ nữ đã bị tổn thương”.

Helg Sgarbi tại phiên tòa ngày 9-3
Helg Sgarbi tại phiên tòa ngày 9-3

Nữ tỷ phú “non nớt”

“Sự kiện Lanserhof” đã cho thấy một Susanne non nớt và dễ bị tổn thương. Là một phụ nữ giàu có, danh giá, đã có chồng và 3 mặt con, Susanne vẫn bị gã đàn ông điển trai tống tiền bằng một chiêu lừa cổ điển. Trước sự đe dọa và lòng tham vô đáy của Helg Sgarbi, nữ thừa kế Klatten, 46 tuổi, đã quyết định báo cảnh sát.

Susanne có tên đầy đủ là Susanne Hanna Ursula Quandt, xuất thân từ gia đình Quandt vốn được xem là một trong những đế chế danh giá và giàu có nhất nước Đức. Susanne nổi tiếng là một doanh nhân đứng đắn và không thích thu hút sự chú ý của dư luận. Lúc trẻ, bà thường đi xin việc dưới tên họ khác để tránh phiền phức về dòng dõi quý tộc. Ngay cả khi chính thức đặt quan hệ, Susanne mới tiết lộ thân thế cho Jan Klatten - vị kỹ sư của BMW mà sau này hai người trở thành vợ chồng.

Với số cổ phần ban đầu 50,1% tại nhà máy dược phẩm Altana, Susanne đã tăng con số này lên 88% và đưa Altana thành một trong 30 công ty lớn nhất trên sàn chứng khoán DAX của Đức. Tại BMW, bà sở hữu 12,5% cổ phần và ngồi trong ban lãnh đạo cùng với người em trai. Tạp chí Forbes năm 2008 đánh giá Klatten giàu thứ 55 thế giới với tài sản 13,2 tỷ USD.

Chân dung thủ phạm

Helg Sgarbi được một số người đặt biệt danh James Bond vì vẻ ngoài bảnh bao và lối nói chuyện quyến rũ. Tuy nhiên sau vụ việc này, báo chí đặt cho Sgarbi biệt danh mới là “trai gọi Thụy Sĩ”. Thủ đoạn của tay lừa đảo 44 tuổi là săn đón những phu nhân giàu có, dần dần lấy sự tin tưởng, tình yêu và cả tiền bạc của họ. 

Cảnh sát Thụy Sĩ, Italia và Đức đào sâu vào trong “sự nghiệp trai bao” của Sgarbi phát hiện, màn kịch liên quan đến cái chết của con gái mafia đã diễn đi diễn lại ít nhất 3 lần. Một phụ nữ đã mua nhẫn cưới sau khi được Sgarbi ngỏ lời cầu hôn, trong khi một người khác đã đứng tên vay cho anh ta một khoản tiền trị giá hàng triệu euro với lãi suất cao. Điển hình nhất là năm 2000, Sgarbi ve vãn một nữ bá tước đã vào tuổi bát tuần ở Monte Carlo. Nhưng vụ việc bại lộ, y bị cảnh sát Thụy Sĩ bắt giữ, một phần tiền phải trả lại. Tuy nhiên, quý bà kia đã rút đơn kiện, tha thứ cho người tình trẻ tuổi. Hiển nhiên Susanne Klatten, “giải thưởng chinh phục lớn nhất” của Sgarbi không biết điều ấy.

Có nhiều thông tin khác nhau về động cơ tống tiền của Helg Sgarbi. Nhiều tờ báo ở Đức đã đưa tin Helg Sgarbi muốn trả thù cho ông của mình, một người Do Thái từng bị bắt ép làm việc trong nhà máy của gia đình Quandt trong Thế chiến thứ hai. Trong khi đó, báo chí Italia phỏng đoán người này là 1 trong 30 tông đồ của Barretta, chủ một giáo phái ở nước này. Không rõ Ernano Barretta, 63 tuổi, đã bị bắt giữ là tòng phạm hay chủ mưu bởi cảnh sát đã tìm thấy hàng triệu euro cất giấu dưới nền nhà của ông ta ở Abruzzo. Cũng có nguồn tin, Sgarbi khai nhận thực hiện hành vi tống tiền vì sa bước vào hang ổ mafia ý.

Dù phải công khai vụ việc trước dư luận, giới báo chí đánh giá Susanne đã có một nước cờ khôn ngoan, không mất tiền, lại giữ được đoạn băng ghi âm và video riêng. 

Yến Chi

(Tổng hợp)