- Xung đột Nga - Ukraine có thể đẩy thế giới đến bờ vực khủng hoảng lương thực
- Căng thẳng gia tăng khi Nga tái khẳng định, EU mua khí đốt thì phải trả bằng ruble
- Xung đột giữa Nga và Ukraine dẫn tới sự phân hóa sâu sắc trên thế giới
Sau cuộc đàm phán trực tiếp hôm 29-3 tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexander Fomin thông báo với các phóng viên: “Để tăng cường sự tin cậy lẫn nhau và tạo điều kiện cần thiết cho các cuộc đàm phán tiếp theo để đạt được mục tiêu cuối cùng là ký kết hiệp định, chúng tôi quyết định giảm thiểu các hoạt động quân sự theo hướng Kiev và Chernihiv”.
![]() |
Khu vực chiến tuyến gần Kiev ngày 29-3-2022 |
Quan chức Bộ Quốc phòng Nga không đề cập đến các khu vực khác đã từng chứng kiến giao tranh dữ dội như thành phố Mariupol ở phía đông nam, Sumy và Kharkiv ở phía đông hay Kherson và Mykolaiv ở phía nam.
“Người Ukraine không phải là những người ngây thơ”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết vào cuối ngày 29-3. “Người Ukraine đã học được trong 34 ngày xung đột này và trong 8 năm diễn ra cuộc chiến ở Donbass rằng điều duy nhất họ có thể tin tưởng là một kết quả cụ thể”.
Bộ tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho rằng, việc Nga hứa sẽ cắt giảm các hoạt động quân sự ở một số khu vực có thể chỉ là luân chuyển các đơn vị riêng lẻ.
Bộ Quốc phòng Anh trong một bản cập nhật thông tin tình báo cho biết: “Rất có thể Nga sẽ tìm cách chuyển hướng sức mạnh chiến đấu từ phía Bắc sang các cuộc các khu vực Donetsk và Luhansk ở phía Đông."
Nhà lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng ở miền Đông Ukraine cho biết, họ có thể cân nhắc gia nhập với Nga khi Matxcơva kiểm soát toàn bộ khu vực Donetsk của Ukraine. Tuy nhiên, Kiev đã nói rằng bất kỳ động thái nào như vậy sẽ không có cơ sở pháp lý.
Trong khi đó, hãng tin Interfax cho biết, quân đội Nga cáo buộc lực lượng Ukraine tại các thành phố bị tấn công sử dụng lệnh ngừng bắn để khôi phục trạng thái sẵn sàng chiến đấu và thiết lập các điểm chống cự trong bệnh viện và trường học.