- [Infographic] Đắt xắt ra miếng, pháo tự hành Type 99 Nhật Bản có giá thành cao gấp 3 xe tăng T-90
- Quân đội Syria triển pháo phản lực nhiệt áp TOS-1A diệt nốt khủng bố ở Idlib
- Quân đội Israel và phong trào Hamas Palestin liên tục tấn công đáp trả nhau
Diplomat cho biết, tên lửa này có tên Dong Feng (DF)-17, thuộc loại tầm ngắn và được thiết kế để vượt qua các hệ thống phòng không hiện nay.
Cuộc thử nghiệm phóng đã được lực lượng tên lửa Trung Quốc tiến hành vào tháng 11-2017, tại trung tâm vũ trụ Jiuquan trong vùng Nội Mông. Loại tên lửa này được cho là có tầm bắn từ 1.300 đến 2.200km và sẽ được đưa vào biên chế trong năm 2020.
Các loại vũ khí siêu thanh đang được nghiên cứu khác với tên lửa đạn đạo ở nhiều điểm. Những tên lửa đạn đạo thường gắn một hoặc nhiều đầu đạn và sẽ vươn đến không gian vũ trụ trước khi tái nhập bầu khí quyển với tốc độ cực lớn.

Trung Quốc đang phát triển vũ khí siêu thanh với tốc độ ít nhất là Mach 5
Trong khi đó, vũ khí siêu thanh thường mang theo tên lửa đạn đạo và chỉ vươn đến gần ranh giới với vũ trụ. Tại đây tên lửa đạn đạo sẽ được phóng đi với tốc độ ít nhất là gấp 5 lần vận tốc âm thanh (Mach 5).
Vũ khí siêu thanh có khả năng bay dưới phạm vi hoạt động của các loại radar cảnh báo tầm xa, do đó sẽ ít khả năng bị phát hiện hơn, tuy nhiên, đổi lại là nó lại có tốc độ chậm hơn một đầu đạn của tên lửa đạn đạo, vốn có khả năng vươn tới tốc độ Mach 24 khi trở lại bầu khí quyển và lao xuống mục tiêu.
Nếu xảy ra chiến tranh với Mỹ, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ phóng cả vũ khí siêu thanh lẫn tên lửa đạn đạo nhằm đánh lừa được các hệ thống phòng không.
Đây là loại vũ khí cũng đang được nghiên cứu bởi cả Nga, Mỹ và Ấn Độ.