Trung Quốc tài trợ xây dựng tuyến đường sắt mới ở Đông Phi

ANTĐ - Với sự giúp đỡ của Trung Quốc, thỏa thuận chính thức cho việc xây dựng một tuyến dường sắt mới ở Đông Phi đã được ký kết tại thủ đô Kenya Nairobi.

Tuyến đường sắt này sẽ bắt đầu từ Mombasa đến Nairobi và cuối cùng mở rộng từ Uganda đến Rwanda và Nam Sudan. Ở Kenya, tuyến đường này sẽ thay thế một tuyến đường khác hẹp và xuống cấp được xây dựng hơn 100 năm trước đây dưới thời cai trị thuộc địa của Anh.

Trung Quốc đã đề nghị tài trợ 90% chi phí của giai đoạn đầu tiên, và hầu hết công việc sẽ do một công ty của Trung Quốc đảm nhận. Công trình xây dựng dự kiến ​​sẽ bắt đầu vào tháng mười năm nay và tuyến đường  610 km (380 dặm) kéo dài từ bờ biển đến Nairobi sẽ được hoàn thành vào đầu năm 2018.

Trung Quốc tài trợ xây dựng tuyến đường sắt mới ở Đông Phi ảnh 1
Thủ tướng Trung Quốc Ly Khắc Cường và các nhà lãnh đạo Kenya trong lễ ký kết


"Các chi phí vận chuyển người và hàng hóa của chúng tôi qua biên giới sẽ giảm mạnh", Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta nói tại cuộc họp báo sau khi ký kết. Ông Kenyatta cũng cho biết thêm, tuyến đường mới sẽ cắt giảm chi phí vận chuyển một tấn hàng hóa trong một cây số từ 20 USD xuống còn 8 USD, hãng tin Reuters đưa tin.

"Dự án này cho thấy sự hợp tác cùng có lợi cho Trung Quốc và các nước Đông Phi, vì đường sắt là một phần rất quan trọng của phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải", Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết.

Một công ty con của tập đoàn Truyền thông xây dựng Trung Quốc Co đã trở thành nhà thầu chính.Theo các điều khoản của thỏa thuận, Eximbank của Trung Quốc là ngân hàng cung cấp 90% chi phí của giai đoạn đầu tiên, 10% còn lại là do Kenya chịu trách nhiệm.

Sau khi giai đoạn đó hoàn thành, kế hoạch liên kết đến các quốc gia khác trong khu vực sẽ bắt đầu. Tuyến đường sắt đầu tiên bắt đầu ở Mombasa năm 1895 và một  tuyến đường sắt khác đến Nairobi được xây dựng năm 1899. Nó kéo dài đến bờ hồ Victoria và hoàn thành vào tháng mười hai năm 1901.

Công việc khó khăn và nguy hiểm này đã khiến ít nhất 2.000 công nhân thiệt mạng, nhiều trong số đó là lao động Ấn Độ nhập khẩu đến Đông Phi để xây dựng đường sắt. Sốt rét, kiết lỵ, các bệnh truyền nhiễm khác và tai nạn lao động đã lấy đi mạng sống của họ.