- Mỹ bày tỏ quan ngại về vấn đề an ninh mạng với Trung Quốc
- Nắng nóng khiến 1.233 người Pakistan thiệt mạng
- Điểm nhấn thu hút khách du lịch
Ông Lý Khắc Cường đang có chuyến thăm chính thức Pháp, nơi sẽ diễn ra hội nghị thượng đỉnh về khí hậu do Liên Hiệp Quốc tổ chức vào cuối năm nay. Sau cuộc họp với các quan chức tại Brussels, Bỉ, ông cho biết, chi tiết về cuộc họp sẽ được công bố vào cuối tháng 6.
Tháng 11-2014, Trung Quốc, nước có lượng khí thải nhà kính lớn nhất thế giới, đã lần đầu tiên cam kết hạn chế điều này. Chính Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng, mục tiêu đến năm 2030, lượng khí thải của nước này sẽ giảm tới mức thấp nhất có thể.
Thủ tướng Lí Khắc Cường (giữa) cam kết Trung Quốc sẽ cắt giảm khí thải trong tương lai
Vào ngày 29-6, sau cuộc họp với 2 nhà lãnh đạo cấp cao của EU là ông Donald Tusk và Jean-Claude Juncker, Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết, Bắc Kinh sẽ trình lên cho ban thư ký Liên Hợp Quốc bản đề xuất về việc đóng góp chống biến đổi khí hậu vào cuối tháng 6 này.
Theo quy định của Hiệp định khung Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, tất cả các quốc gia đều có trách nhiệm nộp bản đề xuất của nước mình, trước khi hội nghị thượng định tại Paris diễn ra vào cuối tháng 11 năm nay.
Hội nghị thượng đỉnh nhằm mục đích đạt được một hiệp ước, có khả năng hạn chế sự nóng lên toàn cầu thêm 2 độ C so với mức trước Cách mạng công nghiệp. Hiệp ước này sẽ có hiệu lực từ năm 2020.
Liên minh châu Âu (EU) muốn tránh một sự việc tương tự xảy ra hồi năm 2009, khi các nước tại hội nghị không đạt được thỏa thuận nào do Trung Quốc không chấp nhận một cam kết ràng buộc về hạn chế khí thải.