- NATO cảnh báo Mỹ nếu rút lực lượng quá nhanh khỏi Afghanistan
- ASEAN thể hiện sự đoàn kết và gắn bó nhờ sự dẫn dắt của Việt Nam
Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Bob Menendez, Chris Murphy và Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Rand Paul sẽ đưa ra 4 nghị quyết riêng biệt về việc không chấp thuận kế hoạch bán máy bay không người lái Reaper, máy bay chiến đấu F-35 USD, tên lửa không đối không và các loại vũ khí khác trị giá hơn 23 tỷ đô la Mỹ cho UAE của Tổng thống Donald Trump.
Lý do được đưa ra là, vụ mua bán khổng lồ có thể làm thay đổi cán cân quyền lực ở Trung Đông vì cho đến hiện tại Israel là nước duy nhất có F-35 của Mỹ trong khu vực. Hơn nữa, nhiều nhà lập pháp Mỹ lo lắng về việc UAE có thể sẽ sử dụng những loại vũ khí này trong các cuộc tấn công gây hại cho dân thường ở Yemen, nơi cuộc nội chiến được coi là một trong những thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất thế giới.
Tiêm kích F-35 có mặt trong danh sách vũ khí Mỹ sẽ bán cho UAE |
Trước đó, vào ngày 10-11, chính quyền Tổng thống Trump đã chính thức trình lên quốc hội kế hoạch bán 50 tiêm kích F-35, 18 hệ thống máy bay không người lái được vũ trang tiên tiến và một gói tên lửa không đối không và không đối đất trong một thỏa thuận mua bán vũ khí trị giá hơn 23 tỉ USD với UAE.
Thỏa thuận này, theo biện giải của chính quyền ông Trump, là nhằm mục đích ngăn chặn các mối đe dọa tiềm tàng từ Iran, bất chấp những mối lo ngại từ phía Israel.
Tuy nhiên với việc Tổng thống đắc cử Joe Biden sắp nắm quyền, thì ông Biden có thể cho dừng thương vụ này lại với những lý do an ninh quốc gia. Điều này khiến số phận thương vụ mua bán vũ khí trị giá hàng chục tỷ USD của ông Trump khó có thể đoán định.
Thực tế là, theo luật pháp Mỹ, mặc dù các nghị quyết đưa ra nhưng sẽ chỉ là hành động "đào xới" vấn đề để thu hút sự chú ý của các nhà lập pháp khác và có thể trì hoãn thương vụ trên nhưng không có khả năng ngăn chặn 1 cuộc mua bán sẽ diễn ra.
Từ trái qua phải: Ngoại trưởng Bahrain Abdullatif bin Rashid al Zayani, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế UAE Sheikh Abdullah bin Zayed al Nahyan tại lễ ký kết thỏa thuận hòa bình. |
Luật của Mỹ cho phép các thượng nghĩ sĩ bỏ phiếu đệ trình những nghị quyết không phê chuẩncác thỏa thuận mua bán vũ khí lớn. Tuy nhiên, để có hiệu lực, các nghị quyết bác bỏ phải thông qua Thượng viện vốn do Đảng Cộng hòa chiếm đa số, đồng thời cũng phải được sự chấp thuận của Hạ viện cũng như phải "vượt qua" quyền phủ quyết của Tổng thống Trump.
Các nguồn tin cho biết chính quyền Tổng thống Trump đang nỗ lực tìm cách gấp rút tiến hành thương vụ mua bán này, động thái mới nhất chính là việc làm trung gian cho một thỏa thuận hòa bình giữa UAE và Israel.