- Khủng hoảng nợ Hy Lạp: Chủ nợ mong đợi những đề xuất mới từ Athens
- 61% người dân Hi Lạp không đồng ý với điều kiện của chủ nợ
- Hi Lạp đề nghị được hỗ trợ tài chính thêm 2 năm
“Tất nhiên, lỗi lớn là ở Hy Lạp. Tuy nhiên, nếu có gì đó vi phạm trong hành động của Hy Lạp, Uỷ ban châu Âu đã ở đâu? Tại sao họ không điều chỉnh hoạt động kinh tế trước khi xảy ra khủng hoảng Hy Lạp? Tại sao họ lại cho Athens vay quá nhiều trong khi vẫn cho phép nước này giữ thuế suất ở mức thấp?”, ông Putin nhận định.

Tổng thống Nga Vladimir Putin
Theo lãnh đạo Nga, một đồng tiền mạnh đang được lưu thông trong rất nhiều nước với các mức độ kinh tế khác nhau và một vài quốc gia trong đó, chắc chắn sẽ không thể kiểm soát được chính sách kinh tế và tài chính của mình. Các vấn đề của Hy Lạp không trực tiếp ảnh hưởng đến Nga, nhưng gián tiếp đến cả châu Âu, khu vực hiện đang có khối lượng hàng hoá giao thương ở mức cao với Moscow.
Ông Putin nhấn mạnh rằng, Nga có thể cung cấp hỗ trợ tài chính cho bất kì quốc gia nào, tuy nhiên, Athens chưa hề đề nghị điều này. Vào tháng 6 vừa qua, Nga và Hy Lạp đã kí một thoả thuận xây dựng đường ống khí đốt ở diễn đàn kinh tế quốc tế St. Petersburg, trị giá 2 tỉ USD và theo ông Putin, điều này có thể giúp đỡ một phần cho Athens vượt qua được khủng hoảng.
Nhận xét của Tổng thống Putin đến trước hạn chót vào cuối tuần này để Athens đạt được thoả thuận giữa với các chủ nợ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Uỷ ban châu Âu. Vào hôm 9-7, Hy Lạp đã đưa ra bản đề xuất mới, trong đó có những điều khoản nhượng bộ theo ý của các nhà tín dụng. Quốc hội Hy Lạp sẽ bỏ phiếu về việc tiếp tục ở lại hay rời khỏi khối đồng tiền chung euro vào ngày 10 và 11-7.