Tổng thống Obama: Mỹ sẽ dùng mọi biện pháp để trợ giúp Iraq

ANTĐ - Tổng thống Mỹ Barack Obama nói rằng chính phủ của ông đang xem xét mọi lựa chọn, bao gồm cả hành động quân sự, để giúp Iraq chống lại các chiến binh Hồi giáo.

Tuy nhiên, Nhà Trắng cũng khẳng định không có ý định gửi các lực lượng binh lính mặt đất tới Iraq. Những nhận xét này được đưa ra sau khi hai thành phố Mosul và Tikrit rơi vào tay của các phần tử Hồi giáo cực đoạn Sunni một cách nhanh chóng. Mỹ đã bắt đầu di chuyển các cơ quan quốc phòng Mỹ đang làm việc với quân đội Iraq đến khu vực an toàn hơn.

"Chúng tôi có thể xác nhận rằng công dân Mỹ, theo hợp đồng với chính phủ Iraq, hỗ trợ của chương trình bán quân sự nước ngoài (FMS) của Mỹ tại Iraq, đang bị tạm di dời công ty của họ do lo ngại an ninh trong khu vực", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, Jen Psaki nói.

"Chúng tôi không loại trừ bất cứ điều gì"

Hàng trăm người được sơ tán khỏi căn cứ không quân Balad đến Baghdad. Dưới sự chỉ đạo của Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Levant (ISIS), quân nổi dậy sẽ lên kế hoạch gây ảnh hưởng tới thủ đô Baghdad và khu vực chi phối bởi đa số người Hồi giáo Shia của Iraq, người mà họ cho là "kẻ ngoại đạo".

Báo cáo chưa được xác nhận hôm thứ năm (12/6) cho biết lực lượng quân đội Iraq đã phát động các cuộc không kích trên Mosul và Tikrit nhắm mục tiêu vào các chiến binh.

Các phóng viên nói rằng nếu ISIS có thể giữ Mosul và củng cố sự hiện diện của nó ở đó, nó sẽ có được một bước tiến hướng tới mục tiêu tạo ra một tiểu vương quốc Hồi giáo nằm giữa Iraq và Syria, nơi quân nổi dậy kiểm soát một khu vực rộng lớn của lãnh thổ.

Trước đó, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhất trí hỗ trợ chính phủ Iraq và những người trong "cuộc chiến chống khủng bố" của đất nước này.

Trong cuộc gặp với Thủ tưởng Úc Tony Abbott, Tổng thống Obama cho biết: "Tôi không loại trừ bất cứ điều gì bởi vì chúng tôi có một phần nhiệm vụ trong việc bảo đảm các chiến binh thánh chiến không nhận được một chỗ đứng lâu dài ở Iraq, hoặc Syria". Phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney sau đó nói thêm rằng Tổng thống Obama đã đề cập đến việc không loại trừ các cuộc không kích. 

Nhiều người Iraq đã tập trung tại trung tâm tuyển dụng của quân đội ở Baghdad, sau khi các quan chức kêu gọi họ để chống lại các chiến binh

Đại sứ Iraq tại Mỹ, Lukman faily  nói với BBC đây là tình hình nghiêm trọng nhất phải đối mặt của Iraq trong những năm gần đây.

Trước đó, một cuộc bỏ phiếu quốc hội về quyền hạn để giải quyết tình trạng khẩn cấp ở Iraq đã bị trì hoãn khi các nghị sĩ không thể tham gia đầy đủ. Chỉ 128 trong số 325 nghị sĩ có mặt để bỏ phiếu. Đây được coi như sự phân mảng trong nền chính trị của Iraq.

Ở phía bắc của đất nước, lực lượng người Kurd đã tuyên bố kiểm soát thành phố dầu Kirkuk và nói rằng lực lượng chính phủ đã bỏ trốn. Người Kurd được xem như là một vũ khí chống lại các phần tử nổi dậy Hồi giáo Sunni. Họ đã bị hạn chế nhiều năm trong tranh chấp với giữa Kirkuk với Baghdad, giờ đây đang tìm cách kết hợp Kirkuk vào khu vực tự trị của riêng mình.

An ninh tại Baghdad đang được đẩy mạnh sau khi xuất hiện một đoạn video của các chiến binh Hồi giáo đe dọa tiến vào thành phố.