- Ngoại trưởng Hàn Quốc tự tin hợp tác tốt với Mỹ trong vấn đề Triều Tiên
- Ông Donald Trump tái xuất trên mạng xã hội
- Tư lệnh Mỹ cảnh báo chiến tranh hạt nhân với Nga - Trung Quốc
Các biện pháp trừng phạt sẽ nhắm vào các lãnh đạo quân sự chỉ đạo cuộc đảo chính, những tài sản kinh tế của họ và các thành viên trong gia đình. Danh sách trừng phạt cụ thể sẽ được đưa ra vào cuối tuần này.
Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ hạn chế xuất khẩu và đóng băng các tài sản đang mang lại lợi ích cho chính phủ Myanmar. Tuy nhiên, nước này sẽ tiếp tục duy trì hỗ trợ y tế và nhân đạo cho người dân Myanmar.
"Tôi kêu gọi quân đội Myanmar trả tự do cho các nhà lãnh đạo và nhà hoạt động chính trị dân chủ. Quân đội phải từ bỏ quyền lực và thể hiện sự tôn trọng đối với người dân Myanmar như trong cuộc bầu cử ngày 8-11-2020", ông Joe Biden nhấn mạnh.
Theo lãnh đạo Mỹ, nước này sẵn sàng áp dụng các biện pháp bổ sung và sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác quốc tế cùng phối hợp đưa ra chế tài khác với Myanmar.
Vào hôm 9-2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết "cộng đồng quốc tế đang tìm mọi cách để đảm bảo nền dân chủ và sự lãnh đạo dân sự được khôi phục ở Myanmar".
![]() |
Ông Joe Biden đã có hành động đầu tiên nhằm vào chính quyền quân sự ở Myanmar |
Ông Joe Biden từng gọi cuộc chính biến tại Myanmar là "sự tấn công trực diện vào quá trình chuyển đổi sang dân chủ và pháp quyền" và đe dọa chấm dứt viện trợ đối với chính phủ nước này.
Vào hôm 1-2, quân đội Myanmar đã bất ngờ khi bắt giữ nhiều lãnh đạo dân sự, bao gồm bà Aung San Suu Kyi, ngay trước khi diễn ra phiên họp mới của quốc hội.
Tổng tư lệnh quân đội Myanmar, Tướng Min Aung Hlaing cho biết, hành động của quân đội là “hợp pháp” và là “cách duy nhất” khi chính phủ không hành động trước các cáo buộc gian lận bầu cử mà quân đội đưa ra.