- Thoái vốn nhưng không thất thoát
- Nhiều doanh nghiệp cố tình bán vốn Nhà nước trước khi chuyển giao về SCIC
- Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam: Lỗ hàng nghìn tỷ do đầu tư tài chính
Cụ thể, trong quý I-2017, đã có 7 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa. Tổng giá trị thực tế của 7 doanh nghiệp này là 1.855 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là 379 tỷ đồng.
Theo phương án cổ phần hóa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, vốn điều lệ của 7 đơn vị là 693,5 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 328,2 tỷ đồng, bán cho nhà đầu tư chiến lược 265,7 tỷ đồng, bán cho người lao động 8,5 tỷ đồng, tổ chức công đoàn 4,7 tỷ đồng, số lượng cổ phần bán đấu giá công khai là 86,3 tỷ đồng.
Hoạt động thoái vốn ngoài ngành đã thu về 14.236 tỷ đồng trong quý I-2017
Trong quý đầu tiên của năm 2017, các đơn vị đã thoái được 3.072 tỷ đồng vốn đầu tư ngoài ngành, thu về 14.236 tỷ đồng. Số liệu này bao gồm cả các khoản thoái vốn năm 2016 các đơn vị mới báo cáo trong 3 tháng đầu năm 2017.
Trong đó, thoái vốn tại 5 lĩnh vực nhạy cảm được 35,8 tỷ đồng, thu về 36,3 tỷ đồng. Thoái vốn đầu tư ở doanh nghiệp khác (ngoài 5 lĩnh vực nhạy cảm) được 1.703 tỷ đồng, thu về 2.061 tỷ đồng.
Hoạt động bán vốn Nhà nước của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) tại 15 doanh nghiệp với giá trị là 1.333 tỷ đồng, thu về 12.139 tỷ đồng, trong đó riêng thoái vốn của SCIC tại Vinamilk có giá trị 783,7 tỷ đồng, thu về 11.286,4 tỷ đồng.