- Đại dịch Covid-19: Các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng ra sao?
- Giảm lãi suất ngân hàng: Doanh nghiệp có dễ tiếp cận nguồn vốn giá rẻ?
Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, kể từ khi dịch bệnh xuất hiện tại Việt Nam, ngành ngân hàng là đơn vị tiên phong hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Đã có nhiều giải pháp được Ngân hàng Nhà nước ban hành và nhận được sự đồng thuận rất cao của các tổ chức tín dụng như: giảm lãi suất, cơ cấu nợ và cho vay với lãi suất ưu đãi, miễn phí dịch vụ.
Kết quả triển khai cho đến nay, tổng số tiền cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ và miễn giảm lãi cho vay mới khoảng trên 300.000 tỷ đồng.
Trong đó, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ là khoảng 29.800 tỷ đồng, miễn giảm lãi và điều chỉnh lãi suất là khoảng 126.500 tỷ đồng, cho vay mới khoảng xấp xỉ 180.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, lực hấp thụ vốn đối với nền kinh tế có chiều hướng giảm xuống. Các doanh nghiệp tập trung vào thu hồi vốn, xuất hàng, trả nợ, có nhu cầu mới vay tiếp. Tổng dư nợ nền kinh tế đến ngày 10/4 đã giảm 0,8%.
Trong đó, tín dụng tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, nông nông thôn tăng 0,3%, lĩnh vực công nghiệp – xây dựng tăng khoảng 0,1%. Còn lại, các lĩnh vực về thương mại – dịch vụ - du lịch và vay tiêu dùng giảm; cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng giảm 0,6%
Sức hấp thụ tín dụng của nền kinh tế đang giảm mạnh
Trước đó, báo cáo lên Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ ngày 10/4, Thống đốc NHNN cho biết tín dụng 3 tháng đầu năm tăng 1,3%, trong đó riêng tháng 3 tăng 1,1%.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế cho rằng, gói 300.000 tỷ của ngành ngân hàng phát đi thông điệp ngân hàng không thiếu tiền, vấn đề là sức hấp thụ của nền kinh tế.
Trước thông tin nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa kêu về việc khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, ông Hùng thừa nhận vấn đề tổ chức triển khai ở các ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước nhận được nhiều kiến nghị của các doanh nghiệp và Hiệp hội.
Tuy nhiên, theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng phải huy động vốn của người dân cứ không phải tiền ngân sách.
“Vì vậy, các doanh nghiệp cũng cần chia sẻ với ngành ngân hàng để rà soát đánh giá những dự án mới, hướng đi mới, cơ cấu lại chính mình. Nếu DN thiếu tài sản đảm bảo thì phải có kế hoạch kinh doanh tốt, ngân hàng phải kiểm soát được dòng tiền thì chắc chắn không ngân hàng nào không cho vay” – ông Hùng nói.
Đồng thời, nhằm tiếp nhận, xử ký khó khăn, vướng mắc liên quan đến Thống tư số 01/2020/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19, mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã công khai danh bạ số điện thoại, địa chỉ email, đường dây nóng tại NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố. Chi tiết danh sách tại đây.