Thảm họa từ ma túy

(ANTĐ) - Eric Lucero đã nghiện heroin hơn ba chục năm nay mặc dù anh biết ở cái thị trấn vùng nông thôn này đã có khoảng hơn 100 người  mất mạng vì sử dụng thuốc quá liều.

Thảm họa từ ma túy

(ANTĐ) - Eric Lucero đã nghiện heroin hơn ba chục năm nay mặc dù anh biết ở cái thị trấn vùng nông thôn này đã có khoảng hơn 100 người  mất mạng vì sử dụng thuốc quá liều.

Nhưng chỉ trong thời gian ngắn, Lucero đã trở thành một người “bạn chích” được nhiều người biết đến. Đã 7 lần Lucero cứu sống “bạn chích” của mình nhờ sử dụng loại thuốc chống tiêm chích quá liều có tên là narcan.

Hiện nay, narcan được Nhà nước phân phát cho các con nghiện và người thân của họ nhằm làm giảm tỷ lệ tử vong do sử dụng ma túy quá liều.

Narcan được phân phát ở Chimayo
Narcan được phân phát ở Chimayo      

Rio Arriba là thị trấn miền quê nhỏ nằm về phía Bắc của Santa Fe (Mỹ) với khoảng 41.000 dân, chủ yếu là những người gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Trong thập kỷ qua, Rio Arriba được biết đến như một thị trấn có tỷ lệ tử vong do sử dụng ma túy quá liều cao nhất nước.

Những số liệu do chính quyền liên bang công bố trong tháng 3 vừa qua cho thấy Rio Arriba đứng đầu toàn quốc về số ca tử vong do ma túy từ năm 2001 đến 2005 với tỷ lệ tử vong 42,5 ca/100.000 dân, trong khi tỷ lệ trung bình của cả nước chỉ là 7,3 ca/100.000 dân. Chỉ riêng trong đại gia đình Proximo Martinez đã có tới 38 người thiệt mạng do sử dụng ma túy. Hiện nay, hàng trăm gia đình trong cái thị trấn nhỏ này đang phải vật lộn với thảm họa ma túy đã hoành hành nơi đây nhiều thế hệ. Bản thân gia đình Lucero cũng đang phải đương đầu với thảm họa này; con trai Lucero cũng đã mắc nghiện.

Thảm họa ma túy bùng phát ở thị trấn này vào những năm 70 của thế kỷ XX khi tình trạng sản xuất ma túy trên thế giới phát triển mạnh và trở lên phổ biến vào những năm 80, 90.

Nguồn gốc sâu xa của vấn nạn này là từ chính sách của Mỹ đối với những người gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. ở đây khi Chính phủ từ chối công nhận một số quyền về đất đai của họ. Khi không có đất, nhiều gia đình lâm vào cảnh nghèo đói, tuyệt vọng. Hơn 1/5 người dân thị trấn này sống dưới mức tối thiểu của bang. Và ma túy đã trở thành liều thuốc an thần tốt nhất đối với họ. Nhiều người thuộc tầng lớp lao động đã trở thành những con nghiện. Đến nay, gần như ở thị trấn này ai cũng có những người bạn hoặc người thân trong gia đình mình thiệt mạng vì sử dụng ma túy hoặc mắc nghiện.

Điều đáng nói và việc sử dụng lại được tiếp tay bởi truyền thống của các đại gia đình có quan hệ chặt chẽ với nhau. Manuel Anaya, một người đã nghiện 26 năm hiện nay đang điều hành chương trình tư vấn ma túy Hoy, cho biết: “Gia đình tôi bắt đầu mắc nghiện từ một người chú, sau đó đến các con cháu”. Bà mẹ Dolores thì cho biết, bà thà đưa tiền cho cậu con trai để thỏa mãn những cơn nghiện còn hơn là để cậu đi ăn xin hoặc trộm cắp. 

Ở xóm Cordova này còn nhiều bà mẹ khác cũng ở trong hoàn cảnh như vậy. Số người nghiện theo thống kê chỉ là “phần nổi của tảng băng trôi”, lượng ma túy được sử dụng trên thực tế là rất lớn và chủ yếu được sử dụng lén lút. James Garcia, một người đã từng sử dụng và buôn bán ma túy, cho biết, anh đã gặp hàng chục gia đình trong đó cả ông bà, bố mẹ và con cái cùng tiêm ma túy. Nhiều thành viên trong gia đình đã phải buôn bán ma túy, trộm cắp để có thể kiếm được 40 đến 100 USD mua thuốc chống đỡ với những cơn nghiện hàng ngày.

Thị trấn này đã có những chương trình cai nghiện, thắt chặt các biện pháp pháp luật... nhưng vẫn chưa thể nhổ được tận gốc nạn ma túy. Vì vậy, chính quyền đã phải chấp nhận một biện pháp mới là làm giảm đến mức tối đa tác hại của ma túy - chiến lược diệt trừ bệnh dịch, sự giày vò và tử vong trong số những con nghiện, trong đó bao gồm cả việc đổi kim sạch và cung cấp thuốc narca cho con nghiện. Hàng tuần, Bộ Y tế đã phải phát ra khoảng 12.000 ống tiêm sạch cho thị trấn này.

Bên cạnh chương trình đổi kim tiêm và phát thuốc narca, chính quyền hạt còn cho xây dựng một điều trị kèm theo những chương trình tư vấn cho những thanh niên trẻ mắc nghiện. Mặc dù vậy, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu khả quan rõ rệt, có lẽ một phần do thiếu các cơ sở cai nghiện. Nhưng nếu không có chương trình đổi kim tiêm và phát thuốc narca thì chắc chắn con số tử vong còn cao hơn rất nhiều.

Quả thực, số ca tử vong ghi nhận được đã giảm rõ rệt, chỉ còn khoảng 20 ca mỗi năm. Tuy vậy, chương trình đổi kim tiêm và phát thuốc narca cũng đã bị nhiều người phản đối vì cho rằng như vậy là một sự thừa nhận ma túy. Và việc đổi kim tiêm lại tạo thêm nhiều cơ hội cho các con nghiện sử dụng ma túy. Bác sỹ Fernando Bayardo thì cho biết, ngoài những nạn nhân tử vong do sử dụng thuốc quá liều còn có cả những người chết do các bệnh truyền nhiễm như nhiễm trùng máu, viêm gan, AIDS...

Hiếu Trung

(Theo NYT)