- Mỹ phủ nhận thông tin sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Taliban
- Afghanistan: IS đánh bom liều chết, một chỉ huy Taliban thiệt mạng
- Đấu súng tại trụ sở cơ quan chính phủ Afghanistan
Tướng Joseph Votel, Tư lệnh Bộ Chỉ huy trung tâm Mỹ (CENTCOM) phát biểu trong buổi lễ bàn giao chỉ huy trung đoàn 5 thuộc Lực Lượng Hải Quân Mỹ tại Căn cứ Hải quân Mỹ ở Bahrain hôm 19-7: “Tôi không thấy điều gì có thể dẫn đến một sự thay đổi lớn trong chiến lược toàn diện mà tôi tin là đang có tiến triển”.
Tuy nhiên, Tướng Joseph Votel nhận định đây giống như một đánh giá thường xuyên hơn là sự xem xét tổng thể và ông cho rằng bản đánh giá sẽ khẳng định sự tiến triển, mặc dù thất thường, trong cuộc chiến kéo dài gần 17 năm qua.
Tướng Joseph Votel, Tư lệnh Bộ Chỉ huy trung tâm Mỹ (CENTCOM) phát biểu trong buổi lễ bàn giao chỉ huy trung đoàn 5 thuộc Lực Lượng Hải Quân Mỹ tại Căn cứ Hải quân Mỹ ở Bahrain ngày 19-7
Phát biểu trên được đưa ra trong bối cảnh hãng tin Reuters hôm 10-7 cho biết Mỹ đang chuẩn bị thực hiện một đánh giá về chiến lược quân sự sau một năm Tổng thống Mỹ Donald Trump đồng ý gia hạn sự can thiệp của Mỹ vào cuộc chiến ở Afghanistan.
Trước đó, Tổng thống Trump có vẻ như thất vọng vì sự tiến triển không đáng kể từ khi ông công bố chiến lược vào tháng 8-2017 cho phép triển khai không giới hạn các cố vấn quân đội Mỹ, sĩ quan huấn luyện và lực lượng đặc biệt, đồng thời tăng hỗ trợ về không quân cho lực lượng an ninh Afghanistan với mục tiêu thúc đẩy phiến quân Taliban tiến tới một thỏa thuận hòa bình với chính phủ Kabul.
Tổng thống Trump đã phản đối việc duy trì cuộc chiến dài nhất nước Mỹ, nhưng đã bị thuyết phục bởi các cố vấn của ông với đề nghị tiếp tục nỗ lực tại Afghanistan. Năm ngoái, ông đã cho phép triển khai thêm 3.000 quân đội Mỹ, nâng tổng số lên khoảng 15.000 quân.
Tổng thống Trump cũng gây áp lực lên nước láng giềng Pakistan để nước này tấn công và kiểm soát các khu vực hẻo lánh dọc biên giới Afghanistan-Pakistan.
Tướơng Votel cho biết, ông đã thấy những dấu hiệu tích cực từ Islamabad nhưng nhấn mạnh rằng ông muốn thấy Pakistan gây áp lực lên các chiến binh Pakistan đang chiến đấu ở Afghanistan, bao gồm cả việc bắt giữ, trục xuất các tay súng này.
Ông cũng lưu ý vai trò quan trọng mà Washington muốn Islamabad tham gia trong việc thúc đẩy đối thoại ở Afghanistan. "Chúng tôi cần phải nhìn thấy họ tiếp tục nỗ lực buộc Taliban ngồi xuống đàm phán và tận dụng những cơ hội này”, ông Votel nói.
Những nhận xét trên trong bối cảnh có nhiều thông tin đưa ra về khả năng đàm phán với Taliban sau một đợt ngừng bắn diễn ra trong 3 ngày lễ Eid vào tháng trước.
Cũng vào tháng trước, ngoại trưởng Pompeo cho biết, Mỹ sẵn sàng "hỗ trợ, tạo điều kiện và tham gia" các cuộc thảo luận với Taliban về vai trò của các lực lượng quốc tế ở Afghanistan nhưng quá trình hòa bình sẽ phải do Afghanistan chủ trì.
Taliban đã từ chối các cuộc đàm phán với chính phủ của Tổng thống Ashraf Ghani, chính phủ mà họ coi là bất hợp pháp và thay vào đó nhấn mạnh rằng họ sẽ chỉ nói chuyện với Mỹ.