Phi công Trung Quốc: Căng thẳng, kiệt sức và lương thấp

ANTĐ - Với sự phát triển vượt bậc của ngành hàng không Trung Quốc và tình trạng thiếu phi công cho các chuyến bay, đây có phải là một thời điểm tốt để trở thành một phi công ở Trung Quốc?

Mới đây, một bức thư ngỏ có chữ ký của nhiều phi công Trung Quốc đã được đăng tải trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng của nước này. Nội dung bức thư phản ánh sự bất cập giữa mức lương của phi công nội và phi công ngoại, dù rằng cả hai đều phải chịu trách nhiệm cho chuyến bay an toàn. Ngoài ra bức thư cũng đề cập đến nhiều vấn đề khác còn bất cập của ngành hàng không Trung Quốc.

Phi công Trung Quốc: Căng thẳng, kiệt sức và lương thấp ảnh 1
Ngày cao điểm có tới hơn 1.000 chuyến bay, cần tới 3.700 phi công cầm lái

Các phi công Trung Quốc nói rằng họ đang hy vọng một chính sách nghỉ phép mới sẽ được thực hiện, bởi khối lượng công việc hiện tại đã khiến sức sức khỏe thể chất và tinh thần của họ bị giảm sút trầm trọng.

Theo thống kê chính thức của Hãng hàng không quốc gia Trung Quốc, vào những ngày cao điểm có hơn 1.000 chuyến bay hoạt động và cần đến 3.700 phi công mới có thể đáp ứng hầu hết các chuyến bay trong ngày.

Yêu cầu trả lương như nhau

Những bất bình đẳng và điều kiện không thuận lợi của các phi công trong nước so với  phi công nước ngoài là vấn đề cơ bản gây tranh cãi trong thư. "Phi công nước ngoài không có kỹ năng hoặc tiêu chuẩn cao hơn so với chúng tôi, và không có khả năng nâng cao các kỹ thuật tổng thể của hãng hàng không", bức thư nói rằng phi công nước ngoài có nhiều ngày nghỉ, các đường bay dễ dàng và nhận nhiều lương hơn phi công Trung Quốc.

"Sự ưu ái người nước ngoài cộng với các khoản thanh toán không công bằng đã làm cho mối quan hệ giữa các phi công Trung Quốc và nước ngoài có mâu thuẫn rõ rệt, điều đó có ảnh hưởng xấu đến việc quản lý buồng lái và an toàn chuyến bay”- bức thư có đoạn.

Boeing và Airbus đã thành lập các trường đào tạo phi công ở Trung Quốc và các nước châu Á khác. Nhu cầu về phi công là rất cao, điều này đã gây khó khăn cho nhiều hãng hàng không châu Á để đáp ứng đủ số lượng phi công.

Một báo cáo được Boeing công bố trong tháng 8-2013 dự đoán rằng sự bùng nổ toàn cầu về nhu cầu du lịch hàng không, chủ yếu là ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương  sẽ đòi hỏi có thêm 192.300 phi công mới vào năm 2032. Báo cáo dự báo đáng kinh ngạc khoảng 40% nhu cầu(77.400 phi công) sẽ đến từ Trung Quốc.

Trong những năm gần đây, các hãng hàng không Trung Quốc tìm kiếm giải pháp nhanh chóng đối phó với tình trạng thiếu phi công bằng cách tuyển dụng phi công nước ngoài với mức lương cao và lợi nhuận hấp dẫn.

Một hiện tin tuyển dụng của Air China cho biết, một đội trưởng A330 nước ngoài có mức lương khởi điểm 204.000 USD. Trong khi đó, trang web tin tức tài chính Yicai liên kết với Trung Quốc báo cáo một phi công Air China trong nước có mức lương khoảng 96.000 USD.

Không thể bỏ nghề

Báo cáo nói rằng các phi công Trung Quốc nhận được mức lương thấp nhất khi làm trong các hãng hàng không quốc hữu hóa và tư nhân về tiền lương theo giờ.

Họ không chỉ không hài lòng với sự khác biệt mức lương mà ngay cả khi họ muốn từ chức, các phi công Trung Quốc đều bị cấm.Ở Trung Quốc, các phi công từ chức phải được sự chấp thuận của các hãng hàng không, phi công được coi là tài sản đắt đỏ mà ngành hàng không có được do phải tốn kém chi phí đào tạo.

Tòa án Trung Quốc thường đi cùng với các hãng hàng không trong tranh chấp như vậy, đôi khi buộc phi công phải nộp một số tiền cắt cổ để từ chức.