Nỗi lo đè nặng người dân Ai Cập

(ANTĐ) - Sau khi ông Hosni Mubarak chấp nhận từ chức ngày 11-2, nhiều người dân Ai Cập đã đổ ra đường ăn mừng chiến thắng. Nhưng chỉ không lâu sau đó, họ phải đối mặt với thực tế cuộc sống khắc nghiệt khi giá cả không ngừng tăng cao.
>>>Bất ổn - một góc nhìn khác/ Di chứng nặng nề/ Phóng viên Mỹ bị hiếp dâm ở Ai Cập/ Ông Mubarak đang hôn mê?/ Tương lai khó lường

10 ngày sau khi Tổng thống Hosni Mubarak từ chức:

Nỗi lo đè nặng người dân Ai Cập

(ANTĐ) - Sau khi ông Hosni Mubarak chấp nhận từ chức ngày 11-2, nhiều người dân Ai Cập đã đổ ra đường ăn mừng chiến thắng. Nhưng chỉ không lâu sau đó, họ phải đối mặt với thực tế cuộc sống khắc nghiệt khi giá cả không ngừng tăng cao.
>>>Bất ổn - một góc nhìn khác/ Di chứng nặng nề/ Phóng viên Mỹ bị hiếp dâm ở Ai Cập/ Ông Mubarak đang hôn mê?/ Tương lai khó lường

Cuộc biểu tình đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân Ai Cập
Cuộc biểu tình đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân Ai Cập

Khó khăn hơn trước

Kỹ sư điện Hassan Ibrahim, ngày 28-1 đã cùng hàng triệu người tham gia cuộc biểu tình trên đường phố Ai Cập. Người cha của 3 con hy vọng gia đình ông đã thoát khỏi nỗi lo thiếu đói. Nhưng giờ đây, ông Ibrahim thấy cuộc sống thậm chí còn khó khăn hơn trước. Những giây phút ăn mừng sau khi ông Mubarak từ chức vào tuần trước, giờ đã được thay thế bằng những lo lắng thường nhật khi nguồn cung cấp lương thực cạn kiệt hay giá cả leo thang do giá thực phẩm và đồ uống đã tăng 18% vào tháng trước. “Giá cả thậm chí tăng cao hơn trong những ngày biểu tình do mọi người tiếp tục tích trữ lương thực”, ông Ibrahim cho biết.

Các cuộc biểu tình quy mô lớn tại nước này diễn ra khi giá lương thực toàn cầu đạt mức cao kỷ lục vào tháng 1 vừa qua. Những người chủ cửa hàng cho biết, giá cả tăng đột biến khi người dân đổ xô đi mua những mặt hàng thiết yếu do lo ngại thiếu hụt trong tương lai. Theo các nhà kinh doanh, chi phí vận chuyển tăng cao cũng góp phần làm cho giá các mặt hàng leo thang. “Giá tăng khiến cả người buôn và người bán gặp khó khăn”, Omm Mahmoud, một người bán rau quả ở ngoại ô Thủ đô Cairo cho biết, “Hiện tôi phải trả nhiều tiền hơn mới có hàng vận chuyển từ các nông trại ra thành phố”.

Áp lực để đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm là rất lớn do ít nhất 50% lượng tiêu thụ của Ai Cập dựa vào hàng nhập khẩu. Bà Magda Hussein, 53 tuổi, một người nội trợ cho biết: “Ở các cửa hàng tạp hoá do nhà nước quản lý, giá cả phải chăng nhưng không đủ đáp ứng. Họ bán hết hàng rất nhanh nên tôi phải mua số thực phẩm còn lại tại các cửa hàng tư nhân với giá cao gấp đôi”.

Tương lai mờ mịt

Số người thu nhập dưới mức 2 USD/ngày hiện chiếm 40% dân số Ai Cập. Những người thu nhập thấp cho biết cuộc sống của họ không thay đổi dưới thời ông Mubarak. Thay vào đó, giá điện, thuê nhà, lương thực và dịch vụ tăng giá vùn vụt trong khi tiền lương thấp, triển vọng kiếm việc làm mờ mịt.

Theo chuyên gia kinh tế John Sfakianakis, chế độ của ông Mubarak sụp đổ do bất công, thất nghiệp và lạm phát tăng cao. Nhận định về tương lai gần, ông này nói: “Lạm phát lương thực sẽ tiếp tục là mối lo lớn”, ông John cho biết, “Người dân… có thể sẽ không đủ tiền mua ô tô nhưng họ vẫn phải ăn”.

Cuộc sống vẫn chưa trở lại trạng thái bình thường sau hơn 1 tuần kể từ khi Tổng thống Mubarak từ chức. Các ngân hàng ở nước này chỉ mới hoạt động trở lại hôm 20-2 sau nhiều ngày đóng cửa. Có thể thấy rõ nền kinh tế nhất là du lịch bị ảnh hưởng nặng nề bởi các cuộc đình công. Trong khi đó, Chính phủ tạm quyền hiện nay hầu như không thay đổi sau khi Tổng thống Mubarak từ bỏ quyền lực. Các quan chức an ninh tiết lộ rằng Thủ tướng Ahmed Shafiq sẽ cải tổ nội các trong vài tuần nữa. Họ hy vọng sự thay đổi trong các vị trí quan trọng nhất của chính phủ sẽ xoa dịu người biểu tình và giới lao động.

Nguyễn Tuyên

(Tổng hợp)