- Mỹ cam kết tăng cường hợp tác, viện trợ Việt Nam mua tàu tuần tiễu
- G7 một năm không Nga: Dân chúng phản đối, EU nuối tiếc, Nga không mặn mà
- Mỹ xúi châu Âu cấm vận, còn mình “đi đêm” hưởng lợi từ Nga
Tại buổi gặp song phương giữa Mỹ và Anh bên lề Hội nghị thượng đỉnh 7 nước công nghiệp phát triển (G-7) ở Đức ngày 7-6, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đề nghị Thủ tướng Anh David Cameron cân nhắc kỹ về khả năng tổ chức trưng cầu ý dân về khả năng London rời khỏi EU. Tổng thống Obama cho biết, Mỹ muốn thấy Anh tiếp tục là một phần của EU và nếu London rời khỏi EU sẽ đe dọa tới sự ổn định của không chỉ liên minh này mà còn cả châu Âu.
Những người ủng hộ Anh ở lại EU đã treo 2 lá cờ Anh và EU trước trụ sở Ủy ban châu Âu
ở Thủ đô Brussels của Bi
Việc Mỹ, một quốc gia dù không nằm trong EU song có lợi ích gắn bó mật thiết với liên minh này, phải lên tiếng kêu gọi Anh tiếp tục là thành viên EU cho thấy chuyện nước Anh đi hay ở lại tổ chức có 28 thành viên đang trở thành một vấn đề thời sự rất được quan tâm. Chẳng thế mà khi phát biểu bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-7 ngày 7-6, đích thân Thủ tướng Cameron cũng phải lên tiếng cảnh báo các bộ trưởng trong nội các của ông rằng phải ủng hộ việc ở lại EU, nếu không sẽ phải rời khỏi Chính phủ.
Trong khi đó, nội bộ nước Anh đang tranh cãi quyết liệt trong vấn đề có nên tiếp tục ở lại hay rời khỏi EU. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy sự so kè sít sao khi tỷ lệ người dân Anh ủng hộ nước này tiếp tục ở lại EU dao động trong khoảng 37-49%, còn tỷ lệ người muốn nước Anh rút khỏi EU dừng ở mức 34-44%. Giữa lúc này, một nhóm gồm hơn 50 nghị sĩ tuyên bố sẽ đi đầu các nỗ lực kêu gọi Anh rời khỏi EU nếu Thủ tướng Cameron không nhận được những nhượng bộ quan trọng từ liên minh.
Thủ tướng Cameron dẫn đầu đảng Bảo thủ giành thắng lợi ngoạn mục trong cuộc tổng tuyển cử ngày 7-5 vừa qua với lời hứa sẽ tổ chức trưng cầu ý dân về việc ở lại hay rời khỏi EU trước ngày 31-12-2017. Trong khi vận động tranh cử trước đó, ông Cameron đã công khai quan điểm ủng hộ tiếp tục ở lại EU với điều kiện liên minh này tiến hành cải cách theo yêu cầu của nước Anh.
Theo đó, nước Anh đã đưa ra một số đề xuất với EU như: cắt giảm trợ cấp xã hội cho người nhập cư vào EU, bảo vệ thị trường tài chính London, thay đổi chính sách kinh tế hiện nay của EU quá chú trọng vào nhóm nước sử dụng đồng tiền chung Euro (Eurozone), giảm bớt các cam kết chính trị mà Anh phải thực hiện với tư cách thành viên EU… Điều quan trọng nhất là London yêu cầu là phải dành cho nước Anh một “vị thế đặc biệt trong EU”.
Trong chuyến đi tới một loạt thành viên EU, trong đó có một số thành viên quan trọng của liên minh này là Pháp và Đức để bàn về việc cải cách EU nhằm đáp ứng yêu cầu của Anh, Thủ tướng Cameron đã tuyên bố thẳng London sẽ chỉ ở lại liên minh trong trường hợp đồng ý với đề xuất cải cách mà họ đưa ra. Rất muốn nước Anh, một thành viên quan trọng hàng đầu với tiềm lực kinh tế-chính trị hàng đầu của EU hiện nay, song Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius vẫn khẳng định Paris sẽ nói “Không” nếu London đòi hỏi một vị thế đặc biệt trong EU, dù biết liên minh sẽ bị thiệt hại nếu Anh rời khỏi EU nhưng “chính Anh cũng sẽ bị thiệt hại trước tiên”.