- Nga không kích liên hoàn, tiêu diệt 1.600 mục tiêu khủng bố tại Syria
- Iran muốn mua khối vũ khí trị giá 8 tỉ USD từ Nga
- Chuyên gia Nga: Iran muốn lập mạng lưới phòng không chung với Moscow
Nhật Bản hiện đang có 4 tàu khu trục Aegis, phóng được tên lửa đánh chặn SM-3 và có kế hoạch nâng cấp 2 chiếc còn lại vào năm 2018. Giờ đây, chính phủ Nhật tiếp tục lên kế hoạch mua thêm 2 chiếc khác từ Mỹ vào năm 2020.
Tàu khu trục Aegis của Nhật Bản
Ngoài ra, Nhật Bản và Mỹ cũng đã nghiên cứu gần xong phiên bản tên lửa SM-3 Block 2A với tầm bắn lớn hơn, để thay thế cho Block 1A hiện nay. Với phiên bản mới của SM-3, Nhật Bản chỉ cần 2 tàu Aegis để bao phủ phòng không cho toàn bộ đất nước thay vì 3 chiếc như hiện nay.
Tokyo cũng cân nhắc việc mua các hệ thống tên lửa đánh chặn tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) để củng cố cho mạng lưới phòng không của nước này.
Các hệ thống phòng không của Nhật Bản hiện nay đều mua từ Mỹ, bao gồm 2 lớp là các tên lửa SM-3 phóng từ tàu Aegis, có nhiệm vụ đánh chặn tên lửa tầm cao hơn 100km và hệ thống Patriot, tiêu diệt mục tiêu ở tầm cao dưới 20km.

Tên lửa phòng không THAAD
Nếu SM-3 trượt mục tiêu, tổ hợp phòng không Patriot được cho là khó có thể đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo tầm trung như Nodong của Triều Tiên vì khi trở lại bầu khí quyển, nó sẽ đạt tốc độ từ 3 đến 7km/s. Như vậy, hệ thống THAAD là cần thiết do nó sẽ tiêu diệt tên lửa ngay khi vừa trở lại khí quyển và chưa có tốc độ quá nhanh.
THAAD là hệ thống phòng không có khả năng phát hiện các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung ở cự ly 1.000km và tiêu diệt trong phạm vi 150-200km. THAAD phóng tên lửa tiêu diệt mục tiêu theo kiểu va chạm trực tiếp giống như các hệ thống phòng không Patriot.