Ngân hàng ồ ạt chạy đua tăng lãi suất

(ANTĐ) - Việc thắt chặt tín dụng, đẩy lãi suất tăng cao thể hiện chủ trương kiềm chế lạm phát của cơ quan quản lý là NHNN. Tuy nhiên, lãi suất tiền gửi tăng mạnh, đồng nghĩa với lãi suất cho vay cũng  sẽ phải cao tương ứng. Điều này lại đặt gánh nặng lên vai nhiều doanh nghiệp đang và sẽ phải vay vốn ngân hàng. Bước vào đầu tháng 2-2008, các ngân hàng đồng loạt công bố tăng lãi suất tiền gửi. Trong bối cảnh giá cả “leo thang” chóng mặt, lãi suất tăng góp phần làm giảm bớt thiệt thòi cho những người có tiền gửi tiết kiệm nhưng mặt khác cũng đặt  ra không ít thách thức với mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Ngân hàng ồ ạt chạy đua tăng lãi suất

(ANTĐ) - Việc thắt chặt tín dụng, đẩy lãi suất tăng cao thể hiện chủ trương kiềm chế lạm phát của cơ quan quản lý là NHNN. Tuy nhiên, lãi suất tiền gửi tăng mạnh, đồng nghĩa với lãi suất cho vay cũng  sẽ phải cao tương ứng. Điều này lại đặt gánh nặng lên vai nhiều doanh nghiệp đang và sẽ phải vay vốn ngân hàng. Bước vào đầu tháng 2-2008, các ngân hàng đồng loạt công bố tăng lãi suất tiền gửi. Trong bối cảnh giá cả “leo thang” chóng mặt, lãi suất tăng góp phần làm giảm bớt thiệt thòi cho những người có tiền gửi tiết kiệm nhưng mặt khác cũng đặt  ra không ít thách thức với mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Ồ ạt tăng lãi suất

Từ 15-2, lãi suất toàn bộ các kỳ hạn các sản phẩm tiết kiệm VND và USD của Ngân hàng Đông Nam á (SeABank) đều tăng mạnh. Cụ thể, tiền tiết kiệm VND kỳ hạn 3 tháng tăng từ 9,00%/năm lên 9,12%/năm; kỳ hạn 6 tháng từ 9,12% lên 9,24%; kỳ hạn 12 tháng từ 9,48% lên đến 9,90%; kỳ hạn cao nhất 24 tháng đạt mức lãi suất 10,02%.

Tương tự là mức tăng lãi suất USD: Kỳ hạn 3 tháng tăng từ 4,75%/năm lên 5,25%/năm; kỳ hạn 6 tháng từ 5,05% lên 5,50%; kỳ hạn 12 tháng từ 5,30% lên 5,75%...

Trước đó, ngày 12-2, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) cũng quyết định nâng lãi suất tiết kiệm VND ở tất cả các kỳ hạn. Trong đó, lãi suất tiết kiệm tăng từ 0,2% đến 0,35%/năm, tăng mạnh nhất ở kỳ hạn 12 tháng, lên 9,60%/năm; lãi suất tiết kiệm phát lộc tăng mạnh ở các kỳ hạn 13 và 14 tháng, lên 9,60%/năm; lãi suất tiết kiệm đa năng (rút gốc linh hoạt) tăng từ 0,1% đến 0,35%/năm, kỳ hạn 12 tháng tăng mạnh lên 9,60%/năm.

Thiếu VND: Nhiều ngân hàng phải “chạy đua” tăng lãi suất
Thiếu VND: Nhiều ngân hàng phải “chạy đua” tăng lãi suất

Đó chỉ là 2 trong số hàng loạt các ngân hàng vừa đồng loạt tăng lãi suất tiết kiệm trong những ngày đầu năm 2008, như Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank); Ngân hàng TMCP Thương mại Ngoài quốc doanh (VPBank); Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIBBank); Ngân hàng TMCP Đông á (DAB)...

Một trong những nguyên nhân khiến cho cuộc “chạy đua” tăng lãi suất tiết kiệm của các ngân hàng trở nên ồ ạt đó là chủ trương thắt chặt tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Theo đó, từ tháng 2-2008, tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng sẽ tăng thêm 1%, đồng thời mở rộng diện áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ra cả các loại tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn thay vì chỉ áp dụng với diện không kỳ hạn và có kỳ hạn từ 24 tháng trở xuống như trước. Việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã “đẩy” nhiều ngân hàng vào tình trạng thiếu vốn khả dụng nên buộc phải tăng lãi suất để đẩy nhanh tốc độ và khối lượng vốn huy động.

Ngoài ra, theo lãnh đạo một Ngân hàng TMCP vừa tham gia “cuộc chạy đua” tăng lãi suất, mùa cuối năm, cầu VND tăng mạnh do nhu cầu vay vốn để kinh doanh, để mua ngoại tệ... Trong khi đó, đầu năm âm lịch là giai đoạn vốn nhàn rỗi trong dân cư lớn nhất, do có các loại tiền thưởng Tết, thưởng cuối năm. Bởi vậy, các ngân hàng muốn hút mạnh lượng vốn nhàn rỗi  đều dùng công cụ lãi suất hoặc các chương trình tiết kiệm dự thưởng hấp dẫn. Và khi đã có một vài ngân hàng tăng lãi suất thì các đơn vị khác buộc phải thay đổi chính sách lãi suất để có thể cạnh tranh.

Ưu tiên kiềm chế lạm phát hay tăng trưởng?

Chỉ trong tháng 1-2008, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng đến 2,38%, cao gấp hơn hai lần cùng kỳ năm 2007 đã làm đời sống của người dân, nhất là những người có thu nhập thấp càng trở nên chật vật. Việc thắt chặt tín dụng, đẩy lãi suất tăng cao thể hiện chủ trương kiềm chế lạm phát của cơ quan quản lý là NHNN.

Giá cả leo thang: Kiềm chế lạm phát được đặt lên hàng đầu

Giá cả leo thang: Kiềm chế lạm phát được đặt lên hàng đầu

Tuy nhiên, lãi suất tiền gửi tăng mạnh, đồng nghĩa với lãi suất cho vay cũng  sẽ phải cao tương ứng. Điều này lại đặt gánh nặng lên vai nhiều doanh nghiệp đang và sẽ phải vay vốn ngân hàng. Giám đốc một công ty xây dựng cho biết, trong bối cảnh giá cả vật liệu xây dựng mỗi ngày một “nóng bỏng”, lãi suất ngân hàng tăng sẽ khiến cho đầu vào của doanh nghiệp bị đẩy lên cao. Do vậy, doanh nghiệp sẽ gặp không ít khó khăn khi sức cạnh tranh càng trở nên gay gắt.

Tuy nhiên, lãnh đạo một vụ chức năng của NHNN cho rằng, trong giai đoạn lạm phát đã và đang tiếp tục có xu hướng tăng cao như vừa qua thì việc chống lạm phát phải được đặt lên hàng đầu nhằm góp phần ổn định đời sống cho đại bộ phận người dân. Bất cứ một quốc gia nào cũng phải đứng trước bài toán ưu tiên cho tăng trưởng hay kiềm chế lạm phát và hai lời giải này luôn “xung đột” lẫn nhau.

Liên quan đến khó khăn khi tiếp cận vốn của doanh nghiệp do lãi suất tăng cao, vị lãnh đạo này cũng nhấn mạnh, các doanh nghiệp sẽ phải cơ cấu, kiểm soát chặt chẽ hơn danh mục đầu tư, sản xuất, kinh doanh của mình, trong đó ưu tiên vay vốn cho những dự án có khả năng đem lại lợi nhuận cao nhất và sẽ phải “tiết chế” những dự án có ít khả năng sinh lời. Điều đó cũng góp phần nâng cao tính hiệu quả của nền kinh tế.

Thảo Nguyên