- Vùng đất ly khai Transnistria xúc tiến kế hoạch 'trở thành một phần của Nga'
- 'Vũ khí hạt nhân kinh tế' phương Tây hướng vào Nga mang tới kết quả bất ngờ
- Chiến xa BMP-3 Nga ‘bất khả xâm phạm’ khi tích hợp xong hệ thống phòng vệ Arena-E?
![]() |
Hành lang vận tải Bắc - Nam đóng vai trò kết nối Ấn Độ, Iran và Nga với một mạng lưới các tuyến đường đang bắt đầu được ngày càng nhiều quốc gia quan tâm, ấn phẩm RailFreight cho biết. |
![]() |
Là một phần của quá trình tái cấu trúc toàn cầu các tuyến hậu cần, đối với một số người, điều này mở ra những cơ hội mới, trong khi đối với những người khác, mối quan tâm đó lại xuất phát từ nhu cầu cấp thiết. |
![]() |
Đặc biệt chúng ta đang nói về Belarus. Bị kìm kẹp bởi các biện pháp trừng phạt của phương Tây, Minsk đang tìm kiếm những cách thức mới để thâm nhập thị trường Trung Đông, cũng như Trung và Nam Á. |
![]() |
Trong số các quốc gia mà chính quyền cũng như các công ty Belarus quan tâm về mặt hợp tác kinh doanh gồm có Ấn Độ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Iran cùng với Turkmenistan. |
![]() |
"Có thể nói rằng bất kỳ nỗ lực đa dạng hóa nào cũng sẽ được biện minh khi xuất hiện các biện pháp trừng phạt. Quy tắc này đặc biệt đáng chú ý trong trường hợp hành lang Bắc - Nam". |
![]() |
"Đây là nơi Nga đã sử dụng một phần tiềm năng của mình để mở ra các thị trường mới, bởi vì chúng ta đang nói về một tuyến đường phát triển tốt mà Belarus cũng có thể nhận được những gì mình cần", bài viết trên trang Railfreight nói rõ. |
![]() |
Không chỉ có vậy, một vài quốc gia khác bao gồm Armenia, Kyrgyzstan và Kazakhstan đã tham gia, hoặc dự định tham gia sáng kiến giao thông đầy tham vọng nói trên. |
![]() |
Đồng thời châu Âu vốn trước đây đã nới lỏng các biện pháp trừng phạt chống Nga, đang tìm kiếm lối thoát của riêng mình tới những quốc gia Trung Á, nơi họ coi là một nguồn cung cấp năng lượng và nông sản quan trọng. |
![]() |
Tuy nhiên dự kiến các quốc gia châu Âu sẽ không sử dụng hành lang vận tải Bắc - Nam cho việc này, mà họ tận dụng cái gọi là "Hành lang giữa", chạy qua các nước cộng hòa vùng Transcaucasia. |
![]() |
Cần nhắc lại rằng "Hành lang giữa" là một khái niệm lâu đời của các nước phương Tây nhằm tạo ra một "con đường tơ lụa" từ Trung Quốc đến châu Âu thông qua các tuyến đường của Kazakhstan, Biển Caspian, Transcaucasia và xa hơn - Biển Đen hoặc Thổ Nhĩ Kỳ. |
![]() |
Theo mặc định, các chuyên gia phân tích cho rằng tuyến đường xuyên lục địa này sẽ hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát, kể cả bị khống chế bởi quân sự từ các cường quốc phương Tây. |
![]() |
Tuy nhiên tuyến đường giữa Đông và Tây nói trên thậm chí còn xa vời hơn cả Hành lang vận tải Bắc - Nam hay Sáng kiến Vành đai - Con đường do Trung Quốc khởi xướng. |
![]() |
Đặc biệt, sự lo ngại được tạo điều kiện bởi sự xa xôi về địa lý với phương Tây, sự bất ổn chính trị - quân sự (cuộc chiến lần thứ hai ở Karabakh, thay đổi quyền lực ở Afghanistan, tình trạng bất ổn gần đây ở Kazakhstan), cũng như việc thiếu cơ sở hạ tầng kết nối phù hợp. |
![]() |
Mặc dù vậy, trong tương lai có thể những quốc gia mà những Hành lang vận tải đi qua sẽ phải chủ động ngồi lại với nhau nhằm tìm giải giáp khắc phục khó khăn, bởi điều này mang lại lợi ích cho tất cả các bên. |