- Khoảng 400 thủy thủ tàu Mistral của Nga ở Pháp chuẩn bị về nước
- Mỹ xem xét tái triển khai tên lửa hạt nhân ở châu Âu, đáp trả Nga vi phạm Hiệp ước INF
- Nga-Trung Quốc tập trận chung tại Địa Trung Hải vào đầu năm 2015
“Cả Mỹ và Nga đều thực hiện đúng thoả thuận New START. Thậm chí trong giai đoạn Liên bang Nga đang gặp khủng hoảng, người Nga vẫn rất nghiêm chỉnh tiến hành thoả thuận này”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao về Kiểm soát vũ khí Mỹ, Rose Gottemoeller nói trong bài phát biểu ở học viện Brookings.

Thoả thuận cắt giảm vũ khí hạt nhân mới (New START) sẽ có hiệu lực đến năm 2018
Vị quan chức Mỹ cũng nhận định rằng cuộc khủng hoảng Ukraine đã làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ Nga-Mỹ và tiến trình đàm phán kiểm soát vũ khí trở nên phức tạp hơn theo sự phát triển của cuộc khủng hoảng này. Tuy nhiên, bất chấp sự phức tạp trên, bà Gottemoeller cho rằng 2 bên vẫn tỏ thái độ hợp tác và thực dụng hơn trong việc tuân thủ thoả thuận New START.
Trong khi Nga vẫn tiếp tục cắt giảm vũ khí hạt nhân, các nhà lập pháp của Mỹ cũng phải đề ra quan điểm chính trị rằng “đó là điều tốt khi theo đuổi đường lối cắt giảm vũ khí chiến lược với Liên bang Nga trong thời điểm cuộc khủng hoảng sâu sắc ở Ukraine và nhiều vấn đề quan trọng khác”, bà Gottemoeller nhận định.
Dựa theo sự đồng ý chung, thoả thuận New START sẽ được Mỹ và Nga áp dụng đến 5-2-2018.
Từ đầu năm 2013, Mỹ đã đề nghị Nga cắt giảm thêm nhiều loại vũ khí hạt nhân như trong thoả thuận New START. Trong khi đó, Nga khăng khăng hoàn thành các yêu cầu của thoả thuận START trước khi thực hiện thêm các điều khoản mới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhắc lại cam kết của Nga trong việc cắt giảm vũ khí hạt nhân trong bài phát biểu ở câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai. Ông Putin nhấn mạnh rằng, Nga sẵn sàng cho “cuộc đối thoại nghiêm túc và thực tế nhất về vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân”, và vẫn cam kết tiếp tục bàn bạc nhằm cắt giảm các đầu đạn hạt nhân.