“Hiệp ước giải trừ tên lửa tầm trung Xô-Mỹ” gọi một cách đầy đủ là “Hiệp ước Xô-Mỹ về thủ tiêu tên lửa tầm trung và tên lửa tầm ngắn”, do Liên Xô và Mỹ ký kết vào ngày 8-12-1987 và bắt đầu có hiệu lực từ năm 1988.
Hiệp ước này quy định, hai bên sẽ phải hủy toàn bộ và cấm triệt để tên lửa tầm ngắn có tầm bắn từ 500km đến 1000km và tên lửa tầm trung có tầm bắn từ 1000km đến 5000km.
Ngày 28-7, một quan chức giấu tên của chính phủ Mỹ đã cho phóng viên biết, Hoa Kỳ phát hiện Nga đã vi phạm “Hiệp ước giải trừ tên lửa tầm trung Xô-Mỹ”. Washington hy vọng Moscow tiếp tục tuân thủ quy định trong hiệp ước và hủy tất cả những vũ khí đã vi phạm.
Vị quan chức này còn cho biết thêm, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thông báo sự việc này cho Tổng thống Nga Putin và yêu cầu lập tức tổ chức một cuộc đàm phán cấp cao, để phía Mỹ thấy được sự đảm bảo rằng Moscow có tuân thủ hiệp ước này.
Thứ trưởng quốc phòng Nga nhấn mạnh, Moscow muốn cùng với Washington tiếp tục đối thoại về “Hiệp ước giải trừ tên lửa tầm trung Xô-Mỹ”. Ông cho rằng, Mỹ đang bới móc về chủ đề của hiệp ước này, mục đích là triển khai một cuộc chiến tranh tuyên truyền đối với Nga trong vấn đề khủng hoảng Ukraine.
Ông Antonov còn nhấn mạnh, để hạ bệ Moscow thì Washington không từ một thủ đoạn nào và kêu gọi các nước phương Tây cần phải nói đúng sự thật, không nên lấy những thông tin không được kiểm chứng từ các mạng xã hội để đưa ra những chỉ trích vô căn cứ.
Thứ trưởng Antonov cũng cho biết, Nga không thể không xét tới việc Mỹ và NATO đang tích cực bố trí hệ thống đánh chặn tên lửa toàn cầu, lực lượng Mỹ tại châu Âu đang sử dụng thiết bị phóng tên lửa thông dụng “MK-41” cho các loại tên lửa đánh chặn (hải quân Mỹ cũng dùng nó để phóng tên lửa hành trình “Tomahawk”).
Mà nhìn từ góc độ bảo vệ an ninh của Mỹ, trong thời gian hiệp ước này còn hiệu lực, dường như không có bất cứ thay đổi gì, mọi xung đột đều nằm cách xa biên giới của Mỹ.
Liên quan đến vấn đề này, năm ngoái, Tổng thống Nga Putin đã có ý kiến, mặc dù Nga tuân thủ “Hiệp ước cấm tên lửa tầm trung và tầm ngắn”, nhưng lúc Gorbachyov ký văn kiện này “Ít nhất cũng đã có sự tranh luận”. Ẩn ý của tổng thống Nga phải chăng là tuân thủ “Hiệp ước” này cần phải xuất phát từ cả hai phía?