- Triều Tiên tuyên bố tự lực phát triển kinh tế sau khi đàm phán với Mỹ rơi vào bế tắc
- Tổng thống Hàn Quốc Moon Jea-in sẽ thăm Triều Tiên vào ngày 18-9
- Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc đến dự kỉ niệm Quốc khánh Triều Tiên
Theo giới chức Mỹ, việc truy tố các hacker của Triều Tiên là một phần trong nỗ lực của Mỹ trong việc ngăn chặn các vụ tấn công mạng trong tương lai.
Vào năm 2014, Mỹ đã cáo buộc các hacker Triều Tiên đứng sau vụ tấn công mạng vào hãng Sony, đánh cắp và xóa bỏ một số lượng lớn dữ liệu do công ty này sản xuất trong một bộ phim có nội dung liên quan đến lãnh đạo Kim Jong-un.
Vụ tấn công diễn ra sau khi Bình Nhưỡng gửi một bức thư lên Liên Hợp Quốc, yêu cầu Sony không công chiếu bộ phim này do nó ảnh hưởng đến hình ảnh của ông Kim Jong-un.

Triều Tiên bị Mỹ cáo buộc nhiều lần tấn công mạng
Trong khi đó, vào hồi tháng 5-2017, 300.000 máy tính trên thế giới đã bị dính mã độc đòi tiền chuộc WannaCry, trong đó Nga, Đài Loan (Trung Quốc), Ukraine và Ấn Độ là những nước bị ảnh hưởng lớn nhất. Hacker được cho là đã nhận được 70.000 USD tiền chuộc từ những người dùng máy tính bị lây nhiễm mã độc này.
Ngoài 2 vụ tấn công mạng đáng chú ý kể trên, Mỹ cũng nhiều lần cáo buộc Triều Tiên đứng sau các vụ tấn công mạng vào những cơ sở quân sự của Hàn Quốc và một lần đánh cắp tiền từ tài khoản của ngân hàng trung ương Bangladesh tại Mỹ vào năm 2016.
Thông tin trên được đưa ra vào bối cảnh 2 nước đang tích cực trong vấn đề đàm phán phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Vào hôm 6-9, Triều Tiên đã khẳng định sẽ hoàn thành phi hạt nhân hóa ngay trong nhiệm kì của Tổng thống Trump, người sau đó cũng khen ngợi nỗ lực này.