Mỹ cung cấp cho Pháp bom nguyên tử trong trận Điện Biên Phủ?

ANTĐ - 60 năm về trước, quân đội Pháp bị Việt Nam đánh bại tại chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhà sử học Julian Jackson cho rằng, đó là một bước ngoặt không chỉ trong lịch sử của cả hai quốc gia mà còn trong cả Chiến tranh Lạnh - trận chiến mà Mỹ dường như dự tính tới việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

"Ngài có muốn 2 quả bom nguyên tử?"- đây là câu hỏi mà Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles nói với Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Georges Bidault vào tháng 4-1954. Lúc này, quân đội Pháp đang chiến đấu trong hoàn cảnh hết sức khó khăn với lực lượng quân đội của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại chiến trường vùng cao phía Tây Bắc Việt Nam.

Ngày nay, trận Điện Biên Phủ bị lu mờ bởi sự tham gia sau này của Mỹ tại Việt Nam vào những năm 1960. Trong tám năm từ năm 1946 đến 1954, người Pháp đã tham gia cuộc chiến đẫm máu để giữ vững đế chế của mình ở vùng Viễn Đông. Sau khi thâu tóm chính quyền của những người Cộng sản ở Trung Quốc vào năm 1949,  xung đột thuộc địa này đã trở thành chiến trường quan trọng của Chiến tranh Lạnh. Trong khi Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam vũ khí thì hầu hết các chi phí hỗ trợ chiến tranh của Pháp đều do Mỹ đảm nhận. Nhưng lực lượng tham gia và thiệt mạng trong chiến tranh đa phần là binh lính Pháp. Đến năm 1954, lực lượng Pháp ở Đông Dương chỉ đạt hơn 55.000 người.

Mỹ cung cấp cho Pháp bom nguyên tử trong trận Điện Biên Phủ? ảnh 1
Trận chiến Điện Biên Phủ hào hùng của Việt Nam


Vào cuối năm 1953, chỉ huy trưởng người Pháp Gen Navarre đã quyết định thành lập một đơn vị đồn trú kiên cố trong thung lũng Điện Biên Phủ. Thung lũng được bao quanh bởi  đồi và rừng núi . Vị trí phòng thủ giúp người Pháp có thể giữ vững những ngọn đồi bên trong và vị trí của họ giữa các đường bao quanh bên ngoài. 

Họ đánh giá thấp năng lực của người Việt Nam khi tích lũy pháo đằng sau những ngọn đồi. Những cỗ pháo này đươc chục ngàn người lao động, nhiều người trong số họ là phụ nữ và trẻ em vận chuyển qua hàng trăm dặm rừng trong nhiều ngày đêm. Ngày 13/3,  quân đội Việt Nam tung ra một trận pháo binh, trong vòng hai ngày hai trong số những ngọn đồi xung quanh đã bị phá vỡ và các đường băng không còn sử dụng được. Quân đội Pháp rơi vào tình trạng thòng lòng thắt chặt xung quanh khi phòng tuyến vững chắc đã bị phá bỏ.

Tình huống quan trọng này dẫn tới việc quân đội Pháp phản ứng trong tuyệt vọng để được sự giúp đỡ của Mỹ. Các chiến binh hiếu chiến nhất của các phụ tá Mỹ là Phó Tổng thống Richard Nixon, người không có quyền lực chính trị và Đô đốc Radford - Chủ tịch tham mưu liên trưởng. Bên cạnh đó là Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles, người đã bị ám ảnh bởi cuộc chiến chống lại chủ nghĩa cộng sản và Tổng thống Eisenhower -  người chủ trì cuộc họp báo đầu tháng tư, ông tuyên bố "lý thuyết domino" về sự lây lan của chủ nghĩa cộng sản từ nước này sang nước khác. "Chúng ta thiết lập một hàng domino, đánh đổ quân đầu tiên chắc chắn những gì xảy ra với quân cuối cùng là vô cùng nhanh chóng. Vì vậy, chúng ta có thể có một khởi đầu của một sự tan rã mà nó có những ảnh hưởng sâu sắc nhất định."

Thứ bảy ngày 3 Tháng Tư năm 1954 đánh dấu mốc quan trọng vào lịch sử nước Mỹ.  Dulles gặp các nhà lãnh đạo Quốc hội, họ kiên quyết sẽ không hỗ trợ bất kỳ sự can thiệp quân sự nào trừ khi Anh cũng tham gia. Eisenhower đã gửi một bức thư cho Thủ tướng Winston Churchill cảnh báo Anh về những hậu quả mà phương Tây phải chịu nếu trận Điện Biên Phủ thất bại. Một cuộc họp ở Paris đã được tổ chức ngay lúc đó, Dulles đã đưa ra một đề nghị đáng kinh ngạc: Quân đội Pháp sử dụng chiến thuật vũ khí hạt nhân cho cuộc chiến Điện Biên Phủ.

Mỹ cung cấp cho Pháp bom nguyên tử trong trận Điện Biên Phủ? ảnh 2
Một đài tưởng niệm những người lính Pháp thiệt mạng ở Điện Biên Phủ


Trong thực tế, Dulles không bao giờ được phép đề nghị như vậy và không có bằng chứng chứng minh ông đã làm điều đó. Có vẻ như trong lúc hoang mang về tình hình ở Việt Nam đã gây ra hiểu lầm cho ông. Maurice Schumann, một cựu ngoại trưởng, cho biết trước khi qua đời vào năm 1998: “Ông ta thực sự không nói như vậy. Ông chỉ nói một đề nghị và hỏi một câu hỏi, Bidault đã phản ứng ngay lập tức như thể ông đã không làm điều nghiêm trọng này".

Cuối cùng, không có sự can thiệp hạt nhân nào của Mỹ cũng như người Anh đã từ chối tham gia vào trận chiến này.

Những tuần cuối cùng của trận Điện Biên Phủ là thời gian tàn khốc nhất. Mặt đất rung chuyển trong khói bụi và bom đạn. Sau một cuộc bao vây 56 ngày đêm, ngày 7/5/1954, quân đội Pháp đầu hàng. Trận chiến đẫm máu đó khiến quân Pháp có 1.142 người chết, 1.606 người mất tích và hơn 4.500 người bị thương nặng. Trong khi đó con số thương vong của Việt Nam lên đến 22.000 người.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một đội quân chuyên nghiệp châu Âu đã bị thật bại dưới tay của một nước nhỏ như Việt Nam. Nó đánh dấu sự kết thúc của thực dân Pháp ở Viễn Đông và tạo nguồn cổ vũ cho các dân tộc khác chống thực dân. Không phải ngẫu nhiên mà một vài tuần sau xuất hiện một cuộc bạo lực nổ ra giữa Pháp và Algeria. Quân đội Pháp tổ chức một trận đánh ác liệt vào Algeria để tìm lại một phần danh dự bị mất tại Điện Biên Phủ. Cuộc nổi dậy này đã mang lại quyền lực Gen de Gaulle để thành lập chế độ tổng thống mới tồn tại ở Pháp đến ngày hôm nay. Vì vậy, các gợn sóng hào hùng của Điện Biên Phủ vẫn còn đến tận bây giờ.

Năm 1954 cũng là năm mà Pháp bắt đầu làm việc trên cơ sở răn đe hạt nhân của riêng mình. Tuy nhiên, đối với người Việt Nam Điện Biên Phủ chỉ là vòng đầu tiên. Người Mỹ đã từ chối tham gia trực tiếp vào năm 1954 và dần dần bị hút vào cuộc chiến tranh Việt Nam thứ hai vào những năm 1960.