- FSA đổi lỗi cho SAA gây ra vụ ám sát tư lệnh pháo binh ở Daraa
- Iran phản đối Mỹ hậu thuẫn thành lập lực lượng an ninh ở biên giới Syria
- Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp vũ khí cho phe đối lập phản công quân đội Syria ở Idlib?

Ngoại trưởng Rex Tillerson phát biểu tại Đại học Stanford
Ông Tillerson khẳng định, Mỹ không thể lặp lại sai lầm của nước này tại Iraq hồi năm 2011, khi việc rút quân quá sớm đã tạo điều kiện để Al-Qaeda tại Iraq tái hợp lực lượng và sau đó phát triển thành IS. Ngoại trưởng Mỹ nêu rõ mục tiêu của Washington không phải là dùng vũ lực để thay đổi chế độ tại Syria hay can thiệp dài hạn vào tình hình quốc gia này.
Tuy nhiên, ông tái khẳng định lập trường của Washington rằng một Syria độc lập, thống nhất và ổn định cần sự ra đi của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad và đồng minh Iran. Theo như lời quan chức ngoại giao này, sự hiện diện quân sự của Mỹ tại đây nhằm thúc đẩy ổn định tình hình, qua đó cho phép nối lại tiến trình hòa bình do Liên hợp quốc dẫn đầu.

Quân đội Mỹ vẫn hiện diện tại Syria
Mỹ hiện có khoảng 2.000 lính bộ binh tại Syria và triển khai các máy bay chiến đấu tuần tra khu vực miền Đông nước này nhằm truy lùng những phần tử còn sót lại của IS.

Trưởng phái đoàn đàm phán của chính phủ Syria, Tiến sĩ Bashar al-Jaafari phản đối sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Syria
Hồi cuối tháng 12/2017, trong vòng đàm phán lần thứ 8 về Syria ở Astana, Trưởng phái đoàn đàm phán của chính phủ Syria, Tiến sĩ Bashar al-Jaafari, đã tuyên bố chính phủ nước này coi sự hiện diện của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ trên lãnh thổ Syria là một hành động xâm lược và yêu cầu các lực lượng nước ngoài ngay lập tức rút quân khỏi nước này một cách vô điều kiện.