- Nga – Thổ đồng lòng với giải pháp rút quân khỏi Aleppo
- Nhật Bản sợ không chống đỡ nổi tên lửa của Triều Tiên
- Chỉ có Nga mới cứu thế giới khỏi "Thế chiến hạt nhân"?

Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ được triển khai tới Hàn Quốc
Tướng Poznikhir chỉ rõ rằng, vào năm 2002, Mỹ bắt đầu âm mưu của mình bằng việc đơn phương rút khỏi Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo (ABM) ký năm 1972. Điều này đã phá hỏng hệ thống ổn định chiến lược toàn cầu.
Sau đó, Bộ Quốc phòng Mỹ ráo riết thực hiện chiến lược xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia có quy mô rộng lớn, và được triển khai ở nhiều nước đồng minh trên toàn cầu, với quyết tâm đảm bảo cho nước Mỹ không bị tấn công và thiệt hại trước mọi mối đe dọa tên lửa. Với lý do ngăn chặn nguy cơ từ Triều Tiên và Iran, Mỹ thiết lập hệ thống phòng thủ trên toàn cầu nhưng thực chất được cho là nhắm vào Nga và Trung Quốc.
Bởi vậy, tướng Poznikhir khẳng định chiến lược trên chỉ khiến cho cán cân lực lượng toàn cầu bị phá vỡ, qua đó làm cho các đối thủ của Washington là Moscow và Bắc Kinh phải tăng cường chạy đua nhằm tìm lại thế cân bằng.
Và hậu quả của điều đó khá rõ ràng, khi Mỹ phải chịu những rủi ro tiềm ẩn lớn hơn từ các công nghệ phát triển tên lửa đối phó của 2 cường quốc đối thủ.