Điện Kremlin cho biết động thái này nhằm bảo vệ dữ liệu cá nhân nhưng các nhà phê bình lại lo ngại rằng động thái này nhằm mục đích chặn các trang mạng xã hội như Twitter và Facebook... Và chính phủ Nga được cho là đang tìm cách truy cập sâu vào dữ liệu của người sử dụng.

Nếu dự luật này được thực thi, mà cụ thể là có hiệu lực từ tháng 9 năm 2016, sẽ tạo ra những thay đổi lớn về vấn đề sử dụng các dịch vụ lưu trữ, đối với các công ty công nghệ Nga và thế giới. Dự luật mới cũng tạo ra cơ sở cho chính phủ ngăn chặn các trang web không tuân thủ những quy định pháp luật.
Theo ông Anton Nossik, chuyên gia về internet và blogger, “mục đích của đạo luật này nhằm tạo ra một lý do hợp pháp nhằm đóng cửa các trang Facebook, Twitter, Youtube và tất cả các trang dịch vụ khác khi cần thiết”.
Trong quá trình đệ trình dự thảo luật lên quốc hội, ông Vadim Dengin, phó chủ tịch thứ nhất Ủy ban Chính sách thông tin của Duma quốc gia Nga cho biết, “hầu hết người Nga không muốn dữ liệu của mình được chuyển sang Mỹ, nơi mà dữ liệu có thể bị tấn công”.