- Giá dầu xuống thấp nhất từ năm 2004, chưa có dấu hiệu chạm đáy
- Pháp đề nghị Nga tăng cường không kích IS
- Số phận bộ tranh quý của Hà Lan đang bị "cầm giữ" ở Ukraine
“Thay vì hợp tác nhằm chống lại các thử thách như chủ nghĩa khủng bố trên thế giới, EU đang chơi trò trừng phạt- thể hiện tầm nhìn ngắn hạn. Tất cả những nỗ lực nhằm tạo ra mối liên quan giữa cuộc xung đột Ukraine và lệnh trừng phạt Nga là giả tạo và không hề có cơ sở. Nga không gây ra cuộc xung đột tại miền đông Ukraine mà do chính quyền Kiev muốn trấn áp lực lượng không đồng tình với cuộc đảo chính hồi tháng 2-2014”, Bộ Ngoại giao Nga đưa ra thông cáo vào hôm 21-12.

Trụ sở Bộ Ngoại giao Nga tại Moscow
Việc kéo dài lệnh trừng phạt kinh tế Nga đến ngày 31-6-2016 được thống nhất sau cuộc gặp của đại sứ các nước EU tại Brussels, vào hôm 18-12. Quyết định này vừa được tuyên bố chính thức vào ngày 21-12, sau khi không có nước nào trong liên minh phản đối.
Trên thực tế, quyết định này đã được đưa ra từ lâu, tuy nhiên kết luận cuối cùng bị đình lại 2 tuần sau khi nhiều quốc gia EU, dẫn đầu là Ý, tỏ ý nghi ngờ việc tiếp tục trừng phạt Nga do châu Âu đang cần tới sự giúp đỡ của quốc gia này ở các vấn đề quốc tế, trong đó có cuộc xung đột tại Syria.
Vào hôm 18-12, Bộ trưởng Phát triển kinh tế Nga, ông Aleksey Ulyukaev cho biết, Moscow không hề bất ngờ với việc này và nó sẽ không thể ảnh hưởng đến kinh tế Nga.
EU và Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt Nga sau việc Moscow sáp nhập bán đảo Crimea, cũng như cáo buộc quân đội Nga can thiệp vào cuộc nội chiến miền đông Ukraine. Các lệnh trừng phạt nhằm vào các ngành kinh tế mũi nhọn của Nga như quốc phòng, tài chính và năng lượng. Trong khi đó, Nga cũng đáp trả bằng việc ngừng nhập khẩu các mặt hàng nông sản từ những nước áp đặt lệnh trừng phạt với Nga.